1. Tính liên kết của văn bản
a, Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố định nói
b, En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì:
- Có câu văn nội dung chưa rõ ràng
- Giữa các câu còn chưa có sự liên kết
c, Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải rõ ràng, nội dung phải có tính liên kết
2. Phương tiện liên kết trong văn bản
a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố
+ Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con
⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu
b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau
- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba
c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí
Bài 1 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trình tự hợp lý: câu (1)→ (4) → (2) → (5) → (3)
Bài 2 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Về mặt hình thức tưởng chừng đoạn văn có tính liên kết, nhưng phần nội dung hoàn toàn phi logic:
+ Khi nhân vật “tôi” đang nhớ tới mẹ “lúc còn sống, tôi lên mười” thì không thể kể chuyện “sáng nay”, “chiều nay” được nữa
Bài 3 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
Bài 4 (Trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Hai câu trên đặt cạnh nhau tạo cảm giác không có sự liên kết chặt chẽ giữa chúng nhưng đọc tiếp câu sau: “mẹ sẽ đưa con đến trường… một thế giới kì diệu sẽ mở ra” sẽ tạo được tính liên kết chặt chẽ cho đoạn văn
Bài 5 (Trang 19 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Thông qua chuyện Cây tre trăm đốt, chúng ta hiểu vai trò của liên kết đối với văn bản:
Nếu không có liên kết, các câu sẽ tồn tại rời rạc nhau, không thể tạo thành chỉnh thể hoàn chỉnh
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK