Trang chủ Lớp 8 Sinh học Lớp 8 SGK Cũ Chương 10: Nội Tiết Sinh học 8 Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Sinh học 8 Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết

  • Các tuyến nội tiết trong cơ thể đều chịu sự tác động của hoocmon do tuyến yên tiết ra.

Sự tác động của hoocmon tuyến yên đến các tuyến nội tiết khác

  • Các tuyến nội tiết không chỉ chịu sự ảnh hưởng của tuyến yên mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên cũng được tăng cường hoặc kìm hãm dưới sự chi phối của hoocmon do các tuyến này tiết ra. Ví dụ:

* Điều hòa hoạt động của tuyến giáp

Điều hòa hoạt động của tuyến giáp

  • Thùy trước tuyến yên tiết TSH kích thích tuyến giáp tiết hoocmon tiroxin
  • Khi hàm lượng tiroxin quá cao tác động lên
    • Vùng dưới đồi  ức chế thùy trước tuyến yên
    • Hoặc tác động trực tiếp lên thùy trước tuyên yên

→ức chế tuyến yên tiết hoocmon TSH  tuyến giáp không tiết được hoocmon tiroxin  giảm hàm lượng hoocmon tiroxin  hoocmon tiroxin trở về trạng thái cân bằng.

* Điều hòa của vỏ tuyến thượng thận

Điều hòa của vỏ tuyến thượng thận

  • Thùy trước tuyến yên tiết hoocmon ACTH kích thích vỏ trên tuyến trên thận tiết hoocmon cooctizon điều hòa lượng K+ và Na+ trong máu
  • Khi hàm lượng hoocmon cooctizon trong máu quá cao sẽ theo máu tác động lên
    • Vùng dưới đồi  tiết chất  kìm hãm thùy trước tuyến yên tiết hoocmon ACTH
    • Hoặc tác động trực tiếp thùy trước tuyến yên  giảm tiết hoocmon ACTH
    • Không có hoocmon ACTH đến vỏ tuyến trên thận  không tiết hoocmon cooctizon  lượng hoocmon này giảm  hàm lượng được cân bằng.

* Kết luận: tuyến yên tiết các hoocmon điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết. Ngược lại, các tuyến nội tiết cũng tiết hoocmon chi phối hoạt động của tuyến yên (kích thích hoặc kìm hãm). Đó là cơ chế điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược.

1.2. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

  • Ngoài sự kết hợp của hai tế bào và của đảo tụy trong tuyến tụy đế giúp làm ổn định lượng đường trong máu còn có sự kết hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khác.

 Ví dụ: khi lượng đường trong máu giảm còn có sự phối hợp của tuyến vỏ trên thận 

Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Sơ đồ thể hiện sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi lượng đường huyết giảm

Sơ đồ thể hiện sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi lượng đường huyết giảm

2. Luyện tập Bài 59 Sinh học 8

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 59 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 59 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 186 SGK Sinh học 8

Bài tập 2 trang 186 SGK Sinh học 8

Bài tập 4 trang 124 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 59 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK