Trang chủ Lớp 8 Sinh học Lớp 8 SGK Cũ Chương 10: Nội Tiết Sinh học 8 Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

Sinh học 8 Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm của tuyến nội tiết

  • Tuyến nội tiết góp phần quan trọng trong việc:
    • Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể
    • Đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể
  • Tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmon theo đường máu đến các cơ đích để điều hòa quá trình sinh lý của cơ thể.
  • Tác động chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng

1.2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết

  • Hệ nội tiết gồm: các tuyến nội tiết và các tuyến ngoại tiết

Hệ nội tiết

  • Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

 

Đặc điểm

Tuyến ngoại tiết

Tuyến nội tiết

Khác nhau

Cấu tạo

- Gồm các tế bào tuyến và ống dẫn chất tiết

- Gồm các tế bào tuyến và mạch máu

Đường đi của sản phẩm tiết

- Chất tiết theo ống dẫn tới các cơ quan

- Chất tiết ngấm vào máu rồi được vận chuyển theo máu đến các cơ quan

Ví dụ

Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn …

Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận ….

 Giống nhau

 

 Đều gồm các tế bào tuyến và đều tiết ra các sản phẩm tiết tham gia vào điều hòa quá trình sống của cơ thể

Các tuyến nội tiết chính

* Lưu ý: có 1 số tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết (tuyến pha), ví dụ: tuyến tụy vừa tiết ra dịch tụy đổ vào ruột, vừa tiết ra hoocmon ngấm vào máu.

  • Lượng chất tiết của tuyến nội tiết ít hơn so với tuyến ngoại tiết:
    • Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi 1 ngày tiết 1 lít mồ hôi, tuyến nước bọt 1 ngày tiết 1,5 lít nước bọt
    • Tuyến nội tiết: tuyến tụy 1 ngày tiết 0.8 lít dịch tiết

1.3. Hoocmon

a. Tính chất của hoocmon

  • Tính đặc hiệu: mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan nhất định
  • Ví dụ: Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng hạ đường huyết.
    • Hoocmon kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn (FSH) chỉ ảnh hưởng đối với quá trình trứng chín hoặc sinh tinh
    • Hoocmon có tính sinh học cao: chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt
  • Ví dụ: chỉ cần vài phần nghìn mg hoocmon adrenalin đã có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng nhịp tim.
  • Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài
  • Ví dụ: người có thể sử dụng insulin của bò thay cho insulin của người để chữa bệnh tiểu đường

b. Vai trò của hoocmon

  • Nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (thực chất là của các hoocmon) giúp cho
    • Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
    • Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
  • Khi rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đên tình trạng bệnh lí như: bướu cổ, ưu năng tuyến giáp …

2. Luyện tập Bài 55 Sinh học 8

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 55 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 55 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 2 trang 121 SBT Sinh học 8

Bài tập 5 trang 126 SBT Sinh học 8

Bài tập 1 trang 126 SBT Sinh học 8

Bài tập 5-TN trang 126 SBT Sinh học 8

Bài tập 6 trang 126 SBT Sinh học 8

Bài tập 7 trang 127 SBT Sinh học 8

Bài tập 27 trang 130 SBT Sinh học 8

Bài tập 28 trang 131 SBT Sinh học 8

Bài tập 30 trang 131 SBT Sinh học 8

Bài tập 31 trang 131 SBT Sinh học 8

Bài tập 32 trang 132 SBT Sinh học 8

Bài tập 34 trang 132 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 55 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK