Hoá học 9 Bài 55 Thực hành Tính chất của gluxit

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nội dung ôn tập

a) Thí nghiệm 1: Tác dụng của Glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)

b) Thí nghiệm 2: Phân biệt Glucozơ, Saccarozơ và tinh bột

Sự hấp phụ Iod vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh đen.

⇒ Phương pháp dùng để nhận biết Hồ tinh bột và ngược lại (dùng để nhận biết Iod)

1.2. Kĩ năng thí nghiệm

  • Không dùng tay cầm trực tiếp hoá chất.

  • Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ngoài chỉ dẫn.

  • Không đổ lại hoá chất thừa lại lọ đựng ban đầu.

  • Không dùng hoá chất nếu không biết hoá chất gì.

  • Không nếm hoặc ngửi trực tiếp  hoá chất.

  • Khi mở lọ hoá chất và lấy hoá chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.

2.1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của Glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

a. Cách tiến hành

Cách tiến hành, các em quan sát thí nghiệm sau:

Video 1: Phản ứng tráng bạc của Glucozơ

b) Hiện tượng

Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm

c) Giải thích:

Do Ag sinh ra từ phản ứng bám lên thành ống nghiệm: C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)

2.2. Thí nghiệm 2: Phân biệt Glucozơ, Saccarozơ và tinh bột

a) Cách tiến hành

Cách tiến hành, các em quan sát thí nghiệm sau:

Video 2: Phân biệt glucozơ, saccarozo và tinh bột

b) Hiện tượng

  • Khi cho hồ tinh bột vào thì dung dịch trong ống 2 hóa xanh
  • Khi cho dung dịch bạc nitrat trong amoniac vào ống 1 và 3 rồi ngâm cả hai ống trong cốc nước nóng thấy ống 1 có xuất hiện lớp kim loại trắng sáng bám lên thành ống nghiệm số 1

c) Giải thích

  • Khi cho hồ tinh bột vào thì dung dịch trong ống 2 hóa xanh là do sự hấp phụ Iod vào các khe trống trong tinh bột tạo màu xanh đen ⇒ Nhận biết tinh bột
  • Khi cho dung dịch bạc nitrat trong amoniac vào ống 1 và 3 rồi ngâm trong cốc nước nóng thấy ống 1 có xuất hiện lớp kim loại trắng sáng bám lên thành ống nghiệm
    • Ống 1 chứa Glucozơ: Do phản ứng C6H12O6 + Ag2O \(\overset{NH_{3}}{\rightarrow}\) C6H12O7 (Axit gluconic) + 2Ag\(\downarrow\)
    • Ống 3 chứa Saccarozơ

3. Hỏi đáp về Bài 55 Chương 5 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK