Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Chất béo có ở đâu?

thực phẩm chứa nhiều chất béo

Hình 1: Thực phẩm chứa nhiều chẩt béo

Chất béo là thành phần chính của mỡ, dầu ăn… có trong cơ thể động vật và thực vật.

1.2. Tính chất vật lí của chất béo

Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hoả,…

Tính tan của chất béo

Hình 2: Thử tính tan của chất béo với

a) Nước b) Benzen

1.3. Thành phần và cấu tạo của chất béo

  • Chất béo là hỗn hợp nhều este của glixerol với các axit béo và có công thức dạng chung là  (RCOO)3C3H5

  • Glixerol có CTCT là: công thức cấu tạo của glixerol. Viết thu gọn lại là C3H5(OH)3

  • Axit béo có CT chung là RCOOH. Công thức chung của chất béo là (RCOO)3C3H5

⇒ Chất béo là hỗn hợp nhều este của glixerol với các axit béo và có công thức dạng chung là  (RCOO)3C3H5

1.4. Tính chất hóa học của chất béo

a) Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

(RCOO)3C3H5+3H2O \(\xrightarrow[axit]{t^{0}}\)C3H5(OH)3 +  3RCOOH 

b) Phản ứng thủy phân trong kiềm (phản ứng xà phòng hóa)

(RCOO)3C3H5+3NaOH  \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) C3H5(OH)3  + 3RCOONa

1.5. Ứng dụng

Năng lượng của chất béo

Hình 3: So sánh năng lượng tỏa ra khi oxi hóa thức ăn

  • Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật
  • Chất béo rất giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thu các vitamin A,D,E,K...

  • Dùng để điều chế glixerol và xà phòng

1.6. Tổng kết

Sơ đồ chuyển hóa chất béo trong cơ thể

Hình 4: Sơ đồ chuyển hóa chất béo trong cơ thể

sơ đồ tư duy bài chất béo

Hình 5: Sơ đồ tư duy bài Chất béo

Bài 1:

Tính khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo. Biết quá trình thủy phân cần dùng vừa đủ 2,4 kg NaOH và thu được 0,736 kg Glixerol. Tính khối lượng xà phòng thu được từ khối lượng muối trên. Biết muối của Axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng.  

Hướng dẫn:

Phương trình tổng quát là: Chất béo + NaOH → Muối + Glixerol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng ta có:

mchất béo + mNaOH = mmuối + mGlixerol

⇒ mmuối = mchất béo + mNaOH - mGlixerol = 17,16 + 2,4 - 0,736 = 18,824 (kg)

Vì muối của Axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng nên:

mxà phòng = \(\frac{{18,824.100}}{{60}} = 31,37(kg)\)

3. Luyện tập Bài 47 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm:

  • Chất béo có ở đâu?
  • Tính chất vật lí của chất béo
  • Thành phần và cấu tạo của chất béo

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 47.

Bài tập 1 trang 147 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 147 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 147 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 147 SGK Hóa học 9

Bài tập 47.1 trang 57 SBT Hóa học 9

Bài tập 47.2 trang 57 SBT Hóa học 9

Bài tập 47.3 trang 57 SBT Hóa học 9

Bài tập 47.4 trang 57 SBT Hóa học 9

Bài tập 47.5 trang 57 SBT Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 47 chương 5 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK