Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lời cảm ơn (Dàn ý + 16 Mẫu)
Viết đoạn văn 200 chữ về lời cảm ơn
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống mang đến 16 mẫu khác nhau kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua 16 đoạn văn về lời cảm ơn các bạn học sinh có nhiều gợi ý tham khảo ôn luyện trau dồi kiến thức để biết cách viết đoạn văn nghị luận hay.
Lời cảm ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Nó chính là chất xúc tác khiến cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ và tốt đẹp hơn rất nhiều. Cuộc sống này sẽ thực sự tẻ nhạt biết bao khi nó bị thiếu vắng đi những lời cảm ơn. Vậy sau đây là 16 đoạn văn khoảng 200 chữ về ý nghĩa của lời cảm ơn hay nhất mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet.
Viết đoạn văn về ý nghĩa của lời cảm ơn hay nhất
kdoim0">Viết đoạn văn 200 chữ về lời cảm ơn
Đoạn văn về lời cảm ơnViết đoạn văn về lời cảm ơn Viết đoạn văn về lời cảm ơn trong cuộc sống Dàn ý viết đoạn văn về lời cảm ơn
A. Mở bài:
- Giải thích vì sao phải cảm ơn? Và cảm ơn có tác dụng gì?
- Giới thiệu tầm quan trọng của việc cảm ơn đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay
B. Thân bài:
1. Cảm ơn là một đạo lý lâu đời
- Người Việt Nam ta xưa nay rất coi trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
- Có thể lời cảm ơn được nhiều người coi là sáo rỗng, nhưng nó như một nhịp cầu gắn kết con người lại với nhau. Lời cảm ơn chí ít thì cũng đã bày tỏ được tấm lòng của người được giúp đỡ với người giúp đỡ người khác. Chỉ bấy nhiêu thôi mà đã cảm thấy ấm lòng.
- Tại sao phải cảm ơn: Để lương tâm được thanh thản…. Đơn giản mình nhận ơn của người khác thì mình phải cảm ơn.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
2. Thực trạng
- Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác.
- Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống).
- Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.
3. Đưa ra giải pháp:
- Chúng ta cần học tập rèn luyện bản thân, biết những điều hay lẽ phải qua đó có những hành động tốt, đẩy lùi những căn bệnh vô cảm. Hãy nói lời cảm ơn để gắn kết yêu thương.
C. Kết đoạn
- Khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của cảm ơn
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về ý nghĩa của lời cảm ơn
Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Thể hiện con người Việt trọng nghĩa tình, biết báo đáp công ơn của những người đã từng giúp đỡ mình. Một biểu hiện dễ thấy, dễ gặp của đạo lí này chính là lời cảm ơn. Khi chiết tự hai từ "cảm ơn" ra, ta có "cảm" nghĩa là cảm kích, ghi nhớ một điều gì đó, "ơn" là ân tình, là việc tốt mà người khác đã giúp đỡ mình. Cảm ơn chính là lời nói bày tỏ thái độ biết ơn, tri ân với sự giúp đỡ của mọi người. Người biết nói lời cảm ơn chính là người có văn minh, lịch sự, có văn hóa và có được giáo dục tốt. Lời cảm ơn được nói ra vào lúc ta nhận được sự giúp đỡ về hành động, vật chất hoặc tinh thần. Cho dù sự giúp đỡ đó bé nhỏ hay lớn lao, ta vẫn phải nói câu nói đó. Khi tham gia các hoạt động dịch vụ ăn uống, vui chơi,... ta cũng nên nói cảm ơn với những người nhân viên đã phục vụ mình. Câu nói tuy nhỏ bé, giản đơn nhưng lại có sức mạnh to lớn vô cùng. Điều này khiến cho thiện cảm của mọi người dành cho bạn tăng cao, tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nhận được lời cảm ơn. Kéo gần khoảng cách giữa người với người. Lời cảm ơn chính là chất keo kết dính, giúp các mối quan hệ trong cộng đồng trở nên gần gũi hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nói lời cảm ơn. Có rất nhiều người sống ích kỉ, thờ ơ. Họ cho rằng cuộc sống tốt đẹp mình được hưởng là điều đương nhiên. Thế nên, họ không có sự cảm kích với sự giúp đỡ của người khác. Những người như thế luôn cho rằng bản thân mình là nhất, vũ trụ xoay quanh một mình họ, mọi người có nghĩa vụ, trách nhiệm phải cung phụng họ. Đó là suy nghĩ rất sai lệch, đại diện cho những người thiển cận, thiếu lịch sự. Ông cha ta đã dạy rất đúng: "Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Lời cảm ơn nói ra không mất gì nhưng lại thu được rất nhiều lợi ích. Vì vậy hãy học cách biết ơn với những gì mình nhận được từ cuộc sống. Quan trọng hơn, lòng biết ơn phải xuất phát từ trái tim, từ sự cảm kích chân thật không giả dối. Có như vậy, điều đó mới thực sự có giá trị, gắn kết con người lại với nhau. Lòng cảm kích, tri ân là tiêu chuẩn văn hóa cơ bản của con người văn minh, lịch sự. Lời nói cũng thể hiện giá trị của con người. Hãy học cách nói lời cảm ơn trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Đoạn văn về ý nghĩa của lời cảm ơn
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa cảm ơn đã trở thành một nét đẹp đáng quý của con người từ xưa đến nay. Vậy cảm ơn là gì? Cảm ơn là cách thể hiện tình cảm, thái độ biết ơn, lễ phép, tôn trọng đối với những người xung quanh. Văn hóa cảm ơn được hình thành nên từ chính những hành động, cử chỉ, lời nói cảm ơn của con người. Và dần dần nó đã trở thành nét đẹp văn hóa lâu đời cần giữ gìn và phát huy của dân tộc. .. Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng đôi khi lại là thước đo đánh giá được nhân phẩm của một con người.Bởi văn hóa cảm ơn không chỉ khiến cho xã hội tốt đẹp hơn, mà còn trau dồi cho bản thân mỗi con người sự trưởng thành, lối cư xử lịch sự, tử tế. Dù chỉ là hành động rất nhỏ nhưng với sự chân thành và tôn trọng nó lại trở thành một điều rất ý nghĩa. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Ta nói cảm ơn bạn bè vì đã giúp đỡ, cảm ơn một người lạ vì họ giúp ta nhặt đồ hay đơn giản là cảm ơn bố mẹ vì đã sinh ra và nuôi nấng ta trưởng thành. Bản thân là một học sinh, là một phần tử của xã hội, vì một cộng đồng tử tế, gắn kết, văn minh, tôi và bạn đừng ngần ngại trao đi những lời cảm ơn trân thành, để nhận lại yêu thương.
Viết đoạn văn về ý nghĩa của lời cảm ơn
Trong văn hóa ứng xử của con người, việc nói lời cảm ơn, xin lỗi là yêu cầu cơ bản nhất. Tuy nhiên, việc nói lời tri ân cũng không hẳn là dễ dàng. "Cảm ơn" là lời nói bày tỏ sự cảm kích, biết ơn đối với giúp đỡ của người khác dành cho mình. Đó có thể là giúp đỡ về hành động, về vật chất hoặc tinh thần. Với bất kì điều gì nhận được, ta đều phải nói lời cảm ơn. Trong cuộc sống, ta vẫn thấy lời nói này xuất hiện rất nhiều, nhất là ở những người có sự giáo dục tốt. Tuy nhiên, không phải cứ ai làm phúc đều nhận được câu nói cảm ơn. Đôi khi, ta vẫn đọc được bài báo kể về những vị bác sĩ bị người nhà bệnh nhân đánh đập nhằm mục đích đe dọa. Hay khi ta có lòng tốt chỉ ra những khuyết điểm của mọi người xung quanh để họ sửa đổi thì họ lại quay ra giận dỗi, trách móc và nghi ngờ ta. Không những thế, lời cảm ơn ngày nay có khi còn phải đi kèm với vật chất mới được coi là chân thành. Nếu không có vật chất sẽ bị coi là vô ơn, không chu đáo, không biết đối nhân xử thế. Hiện tượng đó đã làm mất đi tính chất chân thành vốn có của lòng biết ơn. Mọi người dần không còn muốn nhận hãy nói lời cảm ơn, coi đó như là tảng đá đè nặng bản thân, không dám thoát ra. Thế nên, hãy bài trừ những hiện tượng xấu để giữ vững đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy, không để lời cảm ơn bị biến tướng, trở nên xấu xí trong mắt mọi người.
Viết đoạn văn suy nghĩ về lời cảm ơn
Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chúng ta vẫn thường nhận được sự giúp đỡ. Khi đó, ta nói lời cảm ơn như một sự biểu thị cho lòng cảm kích với người đã giúp đỡ mình. Đó là một câu nói rất quen thuộc, thể hiện đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của người Việt. Ta có thể bắt gặp lời cảm ơn ở bất cứ đâu: ở ngoài đường, trong trường học, nơi công cộng,... Ta cảm ơn bác bảo vệ vì đã trông xe và dắt xe hộ chúng ta; cảm ơn cô bán hàng vì món ăn ngon; cảm ơn bố mẹ vì đã có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta lên người;... Người biết nói những lời như vậy phải là người văn minh, lịch sự. Lời cảm ơn tuy nhỏ bé nhưng đó chính là chất keo gắn kết cộng đồng. Người nhận được câu nói ấy sẽ thấy rằng sự giúp đỡ của mình là có ích. Khi đó, người nói lời cảm ơn cũng thể hiện được sự cảm kích chân thành. Thế nên những lời cảm ơn rất quan trọng trong cuộc sống, giúp những trái tim xích lại gần nhau, khiến cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn.
Viết đoạn văn nghị luận về lời cảm ơn
Đoạn văn mẫu 1
Cảm ơn theo nghĩa chiết tự “cảm” có nghĩa là cảm kích, khắc ghi, nhớ mãi không thôi, xúc động và đầy trân trọng khi nhắc về điều gì đó, còn “ơn” là cái cái ân mà người khác đã giúp đỡ mình. Vậy cảm ơn có nghĩa là cảm kích xúc động và mãi khắc ghi trong lòng sự giúp đỡ của người khác đối với bản thân. Lời cảm ơn trong cuộc sống vốn chỉ là câu nói bình thường nhưng lại thực sự quan trọng thể hiện sự biết ơn đối với người khác. Sự giúp đỡ ấy có thể trực tiếp về vật chất nhưng cũng có thể là sự giúp đỡ về mặt tinh thần một lời động viên, một cái ôm, một ánh nhìn trìu mến. Chỉ như vậy thôi cũng đã đủ giúp ta có thêm động lực, thêm niềm tin…Khi đi đường, không biết con đường đó đi thế nào, không biết địa chỉ đó phải tìm làm sao, bạn phải hỏi những người đi đường hay người dân sống tại khu vực đó. Họ sẽ giúp đỡ ta một cách nhiệt tình hay cũng có thể họ cũng sẽ lắc đầu ra hiệu không biết. Thế nhưng dù trong trường hợp bạn cũng phải cảm ơn người đó. Bởi lẽ dù giúp đỡ hay không thì họ cũng đã tốn thời gian lắng nghe thắc mắc của một người xa lạ như bạn, nên bạn cảm ơn họ không chỉ vì họ giúp đỡ mình mà còn vì họ đã bỏ thời gian ra vì bạn. Lời cảm ơn của bạn tuy chỉ là lời nói nhưng nó lại tiếp thêm niềm tin cho người khác vào cuộc sống đầy lừa dối này, và họ sẽ có thêm động lực để giúp đỡ thêm nhiều người khác. Nếu bạn gặp khó khăn, cần giúp đỡ lần nữa thì họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn. Qua một lời nói cảm ơn người ta có thể đánh giá được trình độ văn hóa, nền giáo dục của gia đình và cả xã hội. Mỗi nơi sẽ có cách thể hiện thái độ cảm ơn riêng. Có thể là một lời cảm ơn nhẹ nhàng cũng có thể là những cử chỉ có phần trang trọng như Thái Lan khi thể hiện sự cảm ơn họ có thể chắp tay trước mặt để thể hiện thành ý, hay người người Nhật khi cảm ơn họ sẽ để tay ngang bụng và cúi đầu gập mình để nói lời cảm ơn, tương tự với người Hàn Quốc họ cũng cởi mũ cúi gập mình có thể đến 90 độ chỉ để bày tỏ sự cảm ơn. Thế nhưng hiện nay vẫn có nhiều kẻ “ăn cháo đá bát”. Chẳng hạn như các bạn trẻ hiện nay tỏ thái độ khinh bỉ hoặc xem thường những người lao động chân tay xem việc họ được phục vụ là một điều hiển nhiên nên không cần nói cảm ơn, bởi họ đã trả tiền để được phục vụ như thế. Đây là một thái độ sống vị kỷ, một suy nghĩ lệch lạc. Việc bạn không biết nói cảm ơn không chỉ khiến mọi người xa lánh, cho rằng bạn là người kém tinh tế, thiếu văn hóa lễ độ mà những khi bạn gặp khó khăn sẽ không một ai muốn giúp đỡ bạn. Mỗi người cần phải ý thức được ý nghĩa quan trọng của lời cảm ơn. Hãy học cách nói cảm ơn với người. Hãy bắt đầu lời cảm ơn với những điều giản dị bạn được nhận từ gia đình, bạn bè hay từ một người xa lạ. Lời cảm ơn không chỉ dừng lại ở lời nói mà nói còn phải đi kèm với hành động thực tiễn. Và điều quan trọng hãy nói lời cảm ơn bằng tất cả sự chân thành có thể.
Đoạn văn mẫu 2
Có nhiều thứ tạo nên một con người hoàn thiện, văn minh, lịch sự. Một trong những số đó chính là văn hóa ứng xử mà trước hết là văn hóa cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó.Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn” Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.
Nghị luận về lời cảm ơn 200 chữ
Đoạn văn mẫu 1
Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
Đoạn văn mẫu 2
Người ngồi trong bóng râm ngày hôm nay là nhờ đã trồng cây từ lâu về trước. Bởi thế, không có việc gì quan trọng hơn việc bày tỏ lòng biết khi vừa nhận được từ người khác một cái gì đó hữu ích. Cảm ơn là bày tỏ tấm lòng trân trọng và sự biết ơn của mình đối với công ơn của người khác đã làm vì mình. Biết nói lời cảm ơn là biểu hiện của con người chân thành, biết quý trọng tình nghĩa, tôn trọng người khác, hướng đến một cuộc sống gắn kết, tốt đẹp. Cuộc sống luôn cần có sự giúp đỡ của người khác để thành công. Nghĩa là chúng ta luôn nhận lấy công ơn của người khác. Bởi vậy, phải cảm ơn người khác khi bạn được ai đó giúp đỡ dù là rất nhỏ, hay đơn giản là để tăng cường mối gắn kết với mọi người. Một lời cảm ơn chân thành có thể khiến chúng ta trưởng thành và hành động đền đáp lại công ơn ấy có thể giúp chúng ta đạt đến thành tựu. Người không biết nói lời cảm ơn là người ích kỉ, vô ơn, sẽ bị người khác khinh ghét và xa lánh. Sống có lòng biết ơn sẽ tạo ra động lực thôi thúc chúng ta làm ra nhiều hơn các giá trị hữu ích cho bản thân và cho người khác, góp phần phát triển xã hội. Nói lời cảm ơn là một hành động văn hóa hơn là một sự mua chuộc. Hãy biết nói lời cảm ơn người khác một cách chân thành và có hành động báo đáp cụ thể chứ không nên là lời nói suông vô nghĩa. Biết đền đáp công ơn của người khác là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi con người và cũng là việc làm khẳng định tính nhân văn cao cả trong đời sống con người.
kdoim0" style="text-align:center">Viết đoạn văn 200 chữ về lời cảm ơn
Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?
Đoạn văn về lời cảm ơn
Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả những người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ. Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cảm ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.
Viết đoạn văn về lời cảm ơn
Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi. Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn.
Viết đoạn văn về lời cảm ơn trong cuộc sống
Đoạn văn mẫu 1
Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.
Đoạn văn mẫu 2
Có khi nào bạn tự hỏi rằng từ bé đến lớn bạn đã nói lời cảm ơn bao nhiêu lần chưa? Lời cảm ơn có lẽ là một trong những lời nói chân thành nhất xuất phát từ trái tim từ tấm lòng của chính mình. Cảm ơn là một thái độ trân trọng biết ơn những gì mà người khác đã làm cho ta đem lại cho ta những điều tốt đẹp. Cảm ơn chính là một cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng đến những người xung quanh mình. Văn hóa cảm ơn chính là nét đẹp vốn có của một con người. Lời cảm ơn dù chỉ là bé nhỏ nhưng lại có thể đánh giá được nhân phẩm của một con người. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn ta biết trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Nét đẹp của lối sống này diễn ra thường xuyên biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, hành động và nằm ngay trong chính tình cảm của mỗi người. Cảm ơn thực ra chỉ là một cách hành xử biết điều, lễ phép, lịch sự. Nét đẹp này không phô trương ra bên ngoài nhưng lại khiến người xung quanh yêu quý mình. Hằng ngày chúng ta gặp gỡ bao nhiêu chuyện, tiếp xúc bao nhiêu chuyện. Lời cảm ơn khi được bạn bè giúp đỡ, cảm ơn khi đi lạc đường được một người lạ chỉ giúp, cảm ơn vì hôm nay xe thủng xăm và có người đưa mình về. Chỉ là một lời nói đơn giản và rất dễ dàng thể hiện. Hoặc đơn giản hơn là nói lời cảm ơn ba mẹ vì đã nuôi dạy mình lớn khôn, có thể tự lập được. Nhưng dường như lời nói cảm ơn với ba mẹ lại khó khăn vì bạn nghĩ nó sáo rỗng, không thật. Đây là lời cảm ơn chân thành nhất mà ba mẹ vẫn mong một lần con cái sẽ nói với mình. Giá như ai cũng biết nói lời cảm ơn thì thế giới sẽ toàn là màu hồng, ai cũng sẽ hết lòng vì người khác. Xã hội sẽ tiến bộ hơn văn minh hơn. Giữa người với người sẽ tràn ngập yêu thương. Hãy nói cảm ơn với tất cả và đặc biệt là cảm ơn những thất bại vì chính những thất bại ấy đã cho ta thêm kinh nghiệm để có những thành công sau này. Những người trẻ chúng ta phải học để nói lời cảm ơn. Nó không chỉ là một truyền thống tốt đẹp mà nó còn là những cư xử đẹp để mọi người yêu thương và chia sẻ cho nhau nhiều hơn. Vậy hãy cảm ơn và đừng ngần ngại nói lời cảm ơn với tất cả yêu thương.
Đoạn văn mẫu 3
Cảm ơn” và “xin lỗi” - những tư tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng để sử dụng chúng một cách hiệu quả thì lại không hề đơn giản. “Cảm ơn” và “xin lỗi” là hai từ rất thông dụng trong cuộc sống. Người ta cảm ơn, xin lỗi vì phép lịch sự; cảm ơn khi người ta cảm kích trước hành động, tình cảm của một ai đó, khi người ta nhận được từ ai đó sự giúp đỡ. Xin lỗi khi làm việc gì cảm thấy có lỗi với ai - đó là những biểu hiện của một con người có văn hóa. Một lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc có thể làm thay đổi mọi chuyện. Nó khiến cho con người ta xích lại gần nhau hơn, cảm thông và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Nhưng bạn và tôi, trong chúng ta ai có thể khẳng định được rằng mình đã biết cách nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi”? Thực sự đó là một điều không hề đơn giản. Sẽ có không ít lần bạn cảm thấy muốn và cần phải nói lên hai từ đó nhưng lại không thể. Hãy biết để cho lời nói cảm ơn và xin lỗi trở thành một thói quen trong cuộc sống của bạn để làm đẹp thêm cho cuộc sống bằng những lời nói chân thành và giản dị.
Lời cảm ơn đối với cuộc sống của chúng ta đâu có gì là xa lạ, ấy vậy mà có nhiều người trong xã hội dù chỉ là những hành động nhỏ như vậy nhưng vẫn chưa có ý thức thực hiện. Lời cảm ơn đối với chúng ta là cách bày tỏ sự biết ơn, tôn trọng những người đã giúp đỡ mình. Ngoài ra cũng có một số người coi nhẹ ý nghĩa của lời cảm ơn mà thờ ơ với những người đã giúp đỡ mình. Xã hội bây giờ đã phát triển rất nhiều mọi người dần thờ ơ với những người xung quanh mình và không để ý tới người khác, nhiều người còn cho rằng cảm ơn chỉ là một chuyện nhỏ và gạt đi. Mong sao trong cuộc sống của chúng ta lời cảm ơn sẽ mãi được giữ gìn và nhân rộng có như vậy xã hội chúng ta mới thêm văn minh quan hệ giữa người với người mới thêm thắm thiết, bền lâu được.
Không thể phủ nhận được rằng chính trên đường đời thì con người chúng ta dường như cũng phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn cũng như những thăng trầm trong cuộc sống. Và chính những lúc đó thì ta lại nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Có thể sự giúp đỡ đó đến từ người thân quen và cũng có đôi khi là những người vừa mới gặp,… Tất cả như đã tạo lên sự kỳ diệu của cuộc sống. Lời cảm ơn trong cuộc sống thực sự chính là một chất xúc tác khiến cho cuộc sống như trở lên đẹp đẽ và tốt đẹp hơn rất nhiều. Cuộc sống này sẽ thực sự tẻ nhạt biết bao khi nó bị thiếu vắng đi những lời cảm ơn. Thực tế ta như nhận thấy được một lời cảm ơn thực sự đơn giản nhưng đó chính là câu nói xuất phát từ chính tấm lòng của bạn đối với những người giúp bạn trong lúc khó khăn. Cám ơn như cũng đã trở thành một nét văn hóa đẹp của con người chúng ta. Một lời cảm ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ta cũng sẽ nhận thấy được ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ. Cảm ơn được biết đến cũng chính là những sự biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Quả thật, ta như nhận thấy được một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh.Tuy nhiên, ta cũng cần phê phán gay gắt những người chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi. Khi được người khác giúp đỡ thì họ lại dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cho người giúp cũng thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỉ, vô văn hóa. Họ sẽ bị mọi người xa lánh, quay lưng ngay cả khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống. Trong cuộc sống thực sự cũng rất cần lời cảm ơn để giúp cho mỗi chúng ta như được sống tốt hơn. Cảm ơn là một văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà chúng ta cũng nên biết rèn luyện cho mình lời cảm ơn. Nhưng bạn cũng hãy nhớ đừng bao giờ lạm dụng lời cảm ơn, bởi khi đó thì bản thân bạn như luôn luôn thụ động và ỷ lại vào người khác. Cho đi sự giúp đỡ nhận lại sự cảm ơn hay ngược lại cảm ơn với những ai đó đã giúp bạn cũng chính là cách bạn như cảm ơn chính cuộc sống muôn màu này rồi đó.