Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyên Tuân là tài liệu cực kì hữu ích mang đến 2 mẫu cực hay.
Viết đoạn văn phân tích chi tiết tiêu biểu trong Chữ người tử tù giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi kiến thức để biết cách trả lời câu hỏi 4 trang 37 SGK Ngữ văn lớp 10 Tập 1 bài củng cố mở rộng. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 10 Kết nối tri thức.
Viết đoạn văn phân tích một chi tiết tiêu biểu trong Chữ người tử tù
Dàn ý phân tích chi tiết tiêu biểu trong Chữ người tử tù
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu chi tiết trong tác phẩm "Chữ người tử tù".
b. Thân đoạn:
- Chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm: Huấn Cao cho chữ viên quản ngục.
- Ý nghĩa của chi tiết đó:
+ Ca ngợi tâm hồn yêu cái đẹp của cả hai nhân vật viên quản ngục và Huấn Cao.
+ Ca ngợi nhân cách trong sáng, cao cả, lương thiện của con người.
+ Thể hiện quan niệm thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: cái đẹp có thể sản sinh trong cái xấu, cái nhơ nhuốc nhưng nhất định không thể tồn tại cùng nhau. Khẳng định ý nghĩa và sức sống mãnh liệt của chân - thiện - mĩ.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định ý nghĩa của chi tiết đó.
Viết đoạn văn phân tích chi tiết tiêu biểu trong Chữ người tử tù
Trong truyện "Chữ người tử tù" của tác giả Nguyễn Tuân, cảnh cho chữ được đánh giá là chi tiết tiêu biểu, đặc sắc. Cảnh cho chữ diễn ra trước đêm Huấn Cao bị giải về kinh chịu án trong không gian buồng tối chật hẹp, ẩm ướt đầy mạng nhện, nền đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Người cho chữ "cổ đeo gông, chân vướng xiềng" nhưng vẫn mải miết dậm tô nét chữ trên tấm lụa bạch toát lên vẻ ung dung, tự do tự tại. Trong khi đó, viên quản ngục là người xin chữ lại cúi đầu đón nhận như đặc ân từ người tử tù. Phong thái của người nghệ sĩ đối lập hoàn toàn với cảnh đề lao khiến cảnh cho chữ trở thành "cảnh tượng xưa nay chưa từng có". Chi tiết này đã góp phần thể hiện tấm lòng thiên lương, trong sáng của viên quản ngục và tâm hồn say mê cái đẹp của cả viên quản ngục lẫn Huấn Cao. Đồng thời, nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định sức sống mãnh liệt của chân - thiện - mĩ: cái đẹp sẽ luôn vượt lên trên cái nhơ bẩn, xấu xa để tỏa sáng.