Viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành mang đến 2 đoạn văn mẫu cực hay, dễ hiểu dễ nhớ nhất.
TOP 2 Đoạn văn trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi kiến thức để biết cách trả lời câu hỏi phần Kết nối đọc viết trang 109 sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn mẫu phân tích Một thời đại trong thi ca và nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 11 Kết nối tri thức.
Viết đoạn văn điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài Dương phụ hành
Điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài Dương phụ hành - Mẫu 1
Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,
Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chồng năng đỡ dậy.
Chỉ thấy ở người thiếu phụ ấy vẻ kiều mị, duyên dáng. Cả cái nghiêng mình nũng nịu đòi sự chăm sóc chiều chuộng của chồng vẫn thật dễ thương. Tất cả đều được quan sát bằng một đôi mắt thật tinh tế và một ngòi bút miêu tả thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng chỉ được bộc lộ một cách kín đáo. Chính vì vậy mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong bài thơ mới mang những nét riêng đặc sắc. Ngày nay, những lời nói, cử chỉ hồn nhiên kia đối với con người Việt Nam hiện đại là quá đỗi bình thường, thậm chí chẳng có mấy ý nghĩa đặc biệt. Nhưng với thời bấy giờ, khi mà xã hội phong kiến Việt Nam còn bó buộc trong những quan điểm bảo thủ, thiển cận trong những lối tự tôn lố bịch, mù quáng thì việc tán thưởng, đồng tình với một vẻ dẹp xa lạ như thế là hành vi nghệ thuật thể hiện một quan niệm mới mẻ, hiện đại.
Điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài Dương phụ hành - Mẫu 2
" Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,
Kéo áo rầm rì nói với nhau
Không chỉ dừng ở đó, nằng ấy còn:
Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,
Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy."
Chỉ thấy ở người thiếu phụ ấy hiện lên vẻ yêu kiều, duyên dáng. Cả cái nghiêng mình làm nũng đòi sự yêu thương, chăm sóc chiều chuộng của chồng thật dễ thương làm sao. Tất cả những chi tiết ấy đều được quan sát bằng đôi mắt tinh tế của Cao Bá Quát, ông đã ghi lại và miêu tả cảnh tượng ấy thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng được tác giả được bộc lộ một cách nhẹ nhàng, kín đáo. Chính vì lẽ đó mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong tác phẩm mới mang những nét riêng rất độc đáo và đặc sắc. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có thể những lời nói và cử chỉ hồn nhiên kia đối với mọi người là quá đỗi bình thường, thậm chí người ta còn thấy rằng rất ngọt ngào và chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng đối với thời bấy giờ, khi ấy xã hội phong kiến Việt Nam còn bị bó buộc bởi những quan điểm bảo thủ, cực đoan, thiển cận trong những lối tự tôn mù quáng, lố lăng thì việc tán thưởng hay đồng tình với một cảnh tượng đẹp đẽ và xa lạ như thế đã thể hiện quan niệm nghệ thuật thật mới mẻ và hiện đại.