Văn mẫu lớp 10: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám là một trong những chủ đề rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 chương trình mới.
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám mang đến gợi ý cách viết báo cáo rất hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo nhanh chóng hoàn thiện bài làm của mình. Để viết bài báo cáo hay, cần được diễn đạt một cách ngắn gọn, nêu rõ vấn đề văn học dân gian sẽ được giải quyết và phạm vi của nghiên cứu. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Thạch Sanh,viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Thánh Gióng.
Dàn ý viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám
1. Đặt vấn đề
- Thể loại văn học dân gian: là sản phẩm văn học được truyền miệng từ đời này qua đời khác nhằm phục vụ cho hoạt động sinh hoạt trong đời sống xã hội. Có thể nói, văn học dân gian như dòng sữa mát nuôi dưỡng tâm hồn của bao đứa trẻ.
- Tấm Cám là câu chuyện minh chứng rõ ràng “ở hiền thì gặp lành”.
2. Giải quyết vấn đề
- Câu chuyện xoay quanh nhân vật Tấm – một cô gái hiền lành nhưng số phận lại vô cùng bi đát, bất hạnh.
- Hoàn cảnh: mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai, cuộc sống Tấm từ đấy trở nên ngột ngạt, bị hành hạ đến đáng thương. Dì ghẻ ghét bỏ, bắt Tấm làm đủ thứ việc còn người em cùng cha khác mẹ lại sống sung sướng, không đụng tay đụng chân làm bất cứ công việc nào.
- Vì quá khổ, quá tủi thân, Tấm khóc. Chính lúc này, Bụt xuất hiện, thường xuyên cho Tấm những phép màu. Tấm thay đổi đời, lấy được vua.
- Tấm Cám là câu chuyện có nhiều dị bản về kết thúc, song, tất cả đều đưa tới kết cục không tốt đẹp cho mẹ con Cám.
- Ý nghĩa: Câu chuyện là quan niệm của người xưa, ở hiền sẽ gặp lành. Khi chúng ta sống tử tế, sống tốt bụng thì mọi chuyện từ bất hạnh cũng hóa tươi sáng. Đối với những người độc ác, luôn bày mưu tính kế hại người, thì cuối cùng, đều sẽ phải nhận cái giá thích đáng
3. Kết luận vấn đề
Tấm Cám có lẽ câu chuyện yêu thích của nhiều trẻ em, thậm chí là người lớn bởi tính giáo dục sâu sắc. Đó là bài học khuyên răn con người nên sống đạo đức, sống hiền lành.