Trang chủ Tài liệu Phong thủy & Đời sống

Văn khấn tiết Đông Chí - thuviensachvn.com

Văn khấn tiết Đông Chí

Tiết Đông Chí năm nay sẽ diễn ra vào ngày 22/12 - đây cũng có thể nói là ngày lạnh nhất trong năm, tiết Đông Chí kéo dài đến khoảng ngày 5 hoặc 6 tháng một dương lịch. Mọi người có thể tham khảo những bài văn khấn Tiết Đông Chí trong bộ Văn Khấn Toàn Tập do Download.vn tổng hợp.

Theo lịch phương Đông thì một năm sẽ chia làm 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông tương ứng với 8 tiết trời Lập Xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông và Đông chí. Tiết Đông Chí là ngày bắt đầu mùa đông tại bắc bán cầu và ngày bắt đầu mùa hè tại nam bán cầu. Trong văn hóa phương đông, tiết Đông Chí có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc và từ xa xưa khoảng thời gian này còn được xem là ngày tết quan trọng.

Tùy theo phong tục tập quán, mỗi địa phương sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau. Tại miền bắc Trung Hoa, người dân thường sẽ ăn bánh bao hấp hoặc hoành thánh, còn tại miền nam thường là món thang viên hay còn gọi là chè trôi nước. Tại Việt Nam, vào tiết đông chí vẫn còn ít gia đình làm lễ cúng tổ tiên và gọi con cháu về cùng nhau sum họp ăn bữa cơm gia đình.

Những việc nên làm trong ngày Đông Chí

Ăn chè trôi nước: Việc ăn chè trôi nước có thể tạo vận may cho các thành viên trong gia đình. Viên màu đỏ hoặc hồng sẽ tượng trưng cho tình duyên và màu trắng tượng trưng cho nhân duyên. Bên cạnh đó, theo dân gian, bạn nên ăn theo số chẵn để tránh gặp vận hạn.

Sắm sửa quần áo và giày tất mới: Việc làm này giúp con cái và cha mẹ gắn kết tình thương, chuyện nhà ấm no và hòa thuận, phúc khí khởi sắc.

Thờ cúng ông bà, tổ tiên: Tiết đông chí là thời điểm dương khí nhiều nhất nên việc cúng vái các vị thần trên trời sẽ tạo vận may cho gia chủ. Bên cạnh đó, làm lễ thờ phụng tổ tiên cũng sẽ được ông bà, tổ tiên phù hộ, che chở khi gặp hoạn nạn.

Mâm cúng Đông Chí

Mâm cúng ông bà

Mâm cúng ông bà vào đông chí cũng gần tương tự với các ngày lễ Tết, bao gồm những món đồ cúng lễ cơ bản như: Hương nhang, giấy tiền, vàng mã, quần áo giấy, rượu, đèn nến, mâm ngũ quả, bánh kẹo, bình hoa tươi, vv.

Mâm cúng trước nhà

Lễ vật trong mâm cúng đông chí trước nhà cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và phong tục ở địa phương. Tuy nhiên, một số lễ vật cơ bản không thể thiếu trong mâm cúng cũng bao gồm: Hoa tươi, mâm quả, rượu hoặc nước, giấy tiền, vàng mã, hương nhang,... và đặc biệt là thường phải có bánh bao.

Bài đồng dao ông Cửu Cửu ca

Chu kỳ 81 ngày Đông Chí được thể hiện trong bài đồng dao nổi tiếng có tên là “Đông Cửu Cửu ca”:

“Nhất cửu nhị cửu bất xuất thủ,

Tam cửu tứ cửu băng thượng tẩu,

Ngũ cửu lục cửu duyên hà vọng liễu,

Thất cửu hà khai, bát cửu nhạn lai,

Cửu cửu gia nhất cửu, canh ngưu biến địa tẩu”.

Tạm dịch:

“Cửu một, cửu hai, tay không động,

Cửu ba, cửu bốn, bước trên băng,

Cửu năm, cửu sáu, liễu rủ xanh bờ,

Cửu bảy băng tan, cửu tám nhạn về,

Cửu chín, hết mùa đông, trâu ta lại ra đồng”.

Liên kết tải về

pdf Văn khấn tiết Đông Chí

Chủ đề liên quan

Tài liệu

Phong thủy & Đời sống

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK