Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Tuyển tập 13 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Vật lý có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.
Tuyển tập 13 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Vật lý là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 của 13 trường chuyên nổi tiếng, nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Vật lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề số 1
Câu 1: Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng, cùng pha, với cùng biên độ a không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Khi có sự giao thoa hai sóng đó trên mặt nước thì dao động tại trung điểm của đoạn S1S2 có biên độ
A. bằng 2a. B. bằng 0,5a. C. bằng a. D. cực tiểu.
Câu 2: Hãy chọn phát biểu đúng. Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích điểm.
C. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ thuận với tích khối lượng của hai điện tích.
Câu 3: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,06 s. Âm do lá thép phát ra là
A. hạ âm . B. siêu âm.
C. nhạc âm . D. âm mà tai người nghe được.
Câu 4: Công thức tính tần số dao động điều hòa của con lắc lò xo là
Câu 5: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy phao nhấp nhô lên xuống tại chỗ 16 lần trong 30 giây và khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp nhau bằng 24 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là
A. v = 12 m/s. B. v = 3 m/s. C. v = 2,25 m/s. D. v = 4,5 m/s.
Câu 6: Gọi M, N, I là các điểm trên một lò xo nhẹ, được treo thẳng đứng ở điểm O cố định. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thì OM = MN = NI = 10 cm. Gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lò xo và kích thích để vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động, tỉ số độ lớn lực kéo lớn nhất và độ lớn lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên O bằng 3; lò xo giãn đều; khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N là 12 cm. Lấy π2 = 10. Vật dao động với tần số là
A. 2,5 Hz. B. 3,5 Hz. C. 1,7 Hz. D. 2,9 Hz.
Câu 7: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang nhẵn, cách điện gồm vật nặng khối lượng 50 g, tích điện q = 20 μC và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Khi vật đang nằm cân bằng thì người ta tạo một điện trường đều E = 105 V/m trong không gian bao quanh con lắc có hướng dọc theo trục lò xo trong khoảng thời gian nhỏ Δt = 0,01 s và coi rằng trong thời gian này vật chưa kịp dịch chuyển. Sau đó con lắc dao động với biên độ là
A. 10 cm. B. 20 cm. C. 1 cm. D. 2 cm.
Câu 8: Tại một nơi trên mặt đất, có hai con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α1, α2 và chu kì tương ứng T1, T2 với T2 = 0,4T1. Ban đầu cả hai con lắc đều ở vị trí biên. Sau thời gian đầu tiên, quãng đường mà vật nhỏ của hai con lắc đi được bằng nhau. Tỉ số có bằng
A 5/6 . B 7/3 C.14/15 D.28/75
Câu 9: Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường không phụ thuộc vào
A. độ lớn cảm ứng từ. B. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ.
C. nhiệt độ môi trường. D. diện tích đang xét.
Câu 10: Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với vận tốc 2 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 31 cm và 32,5 cm lệch pha nhau
A. 1,2π rad. B. 2,4π rad. C. 0,5π rad. D. 0,6π rad.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.