Trắc nghiệm Sinh 11 bài 17 Hô hấp ở động vật là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.
Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 17 bao gồm 54 câu hỏi trắc nghiệm khách quan xoay quanh kiến thức về Hô hấp ở động vật. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì giữa kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 11 bài 17 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 17 có đáp án
Câu 1: Hô hấp ở động vật là quá trình
A. Cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào
B. Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài
C. Tiếp nhận oxi và cacbonic vào cơ thể để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống
D. Cả A và B
Câu 2: Khi mô tả về cử động hô hấp ở cá, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở
B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng
C. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở
D. Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang đóng
Câu 3: Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là
A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá
D. Bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
Câu 4: Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp hô hấp
A. Bằng mang
B. Qua bề mặt cơ thể
C. Bằng phổi
D. Bằng hệ thống ống khí
Câu 5: Xét các loài sinh vật sau
(1) tôm (2) cua (3) châu chấu
(4) trai (5) giun đất (6) ốc
Những loài nào hô hấp bằng mang?
A. (1), (2), (3) và (5)
B. (4) và (5)
C. (1), (2), (4) và (6)
D. (3), (4), (5) và (6)
Câu 6: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?
A. Phổi của chim
B. Phổi và da của ếch nhái
C. Phổi của bò sát
D. Bề mặt da của giun
Câu 7: Côn trùng hô hấp
A. Bằng hệ thống ống khí
B. Bằng mang
C. Bằng phổi
D. Qua bề mặt cơ thể
Câu 8: Tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao?
A. Mang cá gồm nhiều cung mang
B. Mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang
C. Dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang
D. Cả ba phương án trên
Câu 9: Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp
- diện tích bề mặt lớn
- mỏng và luôn ẩm ướt
- có rất nhiều mao mạch
- có sắc tố hô hấp
- có sự lưu thông khí
- miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang
- cách sắp xếp của mao mạch trong mang
Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương?
A. (5) và (6)
B. (1) và (4)
C. (2) và (3)
D. (6) và (7)
Câu 10: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở
A. Mang
B. Gề mặt toàn cơ thể
C. Phổi
D. Các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…
Câu 11: Sự thông khí trong ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ hoạt động của cơ quan nào sau đây?
A. Sự co giãn của phần bụng
B. Sự di chuyển của chân
C. Sự nhu động của hệ tiêu hóa
D. Sự vận động của cánh
Câu 12: Quan sát hình dưới đây và ghép nội dung phù hợp với số tương ứng trên hình
a) khoang mũi
b) mao mạch
c) phổi
d) phế nang
e) khí quản
f) phế quản
Phương án trả lời đúng là:
A. 1-a ; 2-e ; 3-f ; 4-c ; 5-d
B. 1-e ; 2-e ; 3-f ; 4-c ; 5-d
C. 1-e ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-f
D. 1-a ; 2-e ; 3-c ; 4-b ; 5-d
Câu 13: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là
A. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua
C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp
D. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn
Câu 14: Khi nói về đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí với môi trường , phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể với diện tích bề mặt cơ thể khá lớn
B. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán qua
C. Dưới da có nhiều lớp mao mạch và sắc tố hô hấp
D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S.V) khá lớn
Câu 15: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp
A. Bằng mang
B. Bằng phổi
C. Bằng hệ thống ống khí
D. Qua bề mặt cơ thể
Câu 16: Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột?
A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch hơn và có nhiều oxi hơn
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn
C. Vì phổi của chim có hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào phổi còn chuột có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn
D. Vì hệ thống hô hấp khí của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí cặn
Câu 17: Điều không đúng với sự trao đổi khí qua da của giun đất là quá trình
A. Khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự chênh lệch về phân áp giữa O2 và CO2
B. Chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 làm cho phân áp O2 trong cơ thể luôn thấp hơn bên ngoài
C. Chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tạo ra CO2 làm cho phân áp CO2 bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài
D. Khuếch tán O2 và CO2 qua da do có sự cân bằng về phân áp O2 và CO2
Câu 18: Khi mô tả động tác hít vào của cá, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
B. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
C. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng.
Câu 19: Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng
A. Nâng lên, diềm nắp mang mở ra
B. Nâng lên, diềm nắp mang đóng lại
C. Hạ xuống, diềm nắp mang mở ra
D. Hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại
Câu 20: Khi nói về trao đổi khí ở sâu bọ và trao đổi khí ở chim, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các ống khí ở sâu bọ không có hệ mao mạch bao quanh còn ống khí ở chim có hệ mao mạch bao quanh
B. Cử động hô hấp ở sâu bọ và chim đều nhờ sự co giãn các cơ hô hấp
C. Ở sâu bọ, trao đổi khí của các tế bào diễn ra trực tiếp với môi trường không thông qua hệ tuần hoàn, hiệu quả trao đổi khí thấp hơn
D. Ở sâu bọ, không có sắc tố hô hấp, ở chim có sắc tố hô hấp trong dịch tuần hoàn
Câu 21: Lưỡng cư sống được ở nước và cạn vì
A. Nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú
B. Hô hấp bằng da và bằng phổi
C. Da luôn khô
D. Hô hấp bằng phổi
Câu 22: Hệ thống ống khí của chim không có khí cặn là vì
A. Phổi của chim có khả năng xẹp tối đa ép toàn bộ khí ra ngoài
B. Dòng khí lưu thông một chiều từ túi khí trước → phổi → túi khí sau rồi ra môi trường
C. Hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí: trước và sau
D. Khi thở ra túi khí trước đóng lại, túi khí sau co bóp tạo lực lớn đẩy toàn bộ khí trong phổi ra ngoài
Câu 23: Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì
A. Quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn
B. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng
C. Diềm nắp mang chỉ mở một chiều
D. Cá bơi ngược dòng nước
Câu 24: Khi nói về sự di chuyển của khí O2 và khí CO2 diễn ra ở các mô của các cơ quan, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. O2 từ tế bào vào máu
B. O2 từ máu ra phế nang
C. CO2 từ tế bào vào máu
D. Sau khi trao đổi khí, nồng độ O2 trong máu tăng cao
Câu 25: Khi nói về sự di chuyển của khí O2 và khí CO2 diễn ra ở phổi, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. O2 từ phế nang vào máu
B. O2 từ máu ra phế nang
C. CO2 từ phế nang vào máu
D. CO2 từ máu ra phế nang nhờ các kênh protein
Câu 26: Khi nói về tính tự hoạt động hô hấp ở người, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phổi có hệ dẫn truyền tự động có khả năng tự co giãn để hít thở không cần sự tham gia của ý thức
B. Trung tâm điều khiển hoạt động hô hấp ở người nằm ở hành não và cầu não
C. Trung khu hô hấp có khả năng tự phát xung hoạt động hay ức chế thay thế lẫn nhau
D. Hít thở sâu không phải là hoạt động hô hấp tự động mà có sự tham gia của ý thức
Câu 27: Hoạt động của những loại cơ nào dưới đây gây ra cử động hít vào thở ra bình thường của người
A. Cơ liên sườn và cơ hoành
B. Cơ bụng và cơ ngực
C. Cơ hoành và cơ bụng
D. Cơ liên sườn và cơ bụng
Câu 28: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
A. Phổi của bò sát
B. Phổi của chim
C. Phổi và da của ếch nhái
D. Da của giun đất
Câu 29: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến khói thuốc lá có hại đối với hệ hô hấp của con người?
- Khói thuốc lá làm tê liệt lớp lông rung của phế quản
- Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi
- Khói thuốc lá có chứa CO là giảm hiệu quả hô hấp
Khói thuốc lá làm nhiệt độ trong phổi tăng lên
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30: Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là
A. Phế quản phân nhánh nhiều
B. Có nhiều phế nang
C. Khí quản dài
D. Có nhiều ống khí
Câu 31: Trong dòng hô hấp ở động vật có vú, nồng độ O2 trong khí thở ra luôn thấp hơn nồng độ O2 trong khí hít vào. Nguyên nhân là vì:
A. Một lượng O2 được khuếch tán vào máu trước khi đi ra khỏi phổi
B. Một lượng O2 được lưu giữ trong phế nang
C. Một lượng O2 được lưu giữ trong phế quản
D. Một lượng O2 được dùng để oxi hóa các chất trong cơ thể
Câu 32: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự
A. Vận động của đầu
B. Vận động của cổ
C. Co dãn của túi khí
D. Di chuyển của chân
Câu 33: Một người có sức khỏe bình thường, sau khi chủ động thở nhanh và sâu một lúc thì người này lặn được lâu hơn. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Khi chủ động thở nhanh và sâu, thì thể tích phổi tăng lên, dự trữ được nhiều khí oxi trong phổi
B. Khi chủ động thở nhanh và sâu, thì tất cả hoạt động của các cơ quan khác giảm nên giảm tiêu hao năng lượng giúp tích trữ năng lượng khi lặn
C. Chủ động thở nhanh và sâu làm giảm hàm lượng CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp
D. Chủ động thở nhanh và sâu giúp loại hoàn toàn CO2 trong máu làm chậm kích thích lên trung khu hô hấp
Câu 34: Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi thú có
A. Cấu trúc phức tạp hơn
B. Kích thước lớn hơn
C. Khối lượng lớn hơn
D. Rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn
Câu 35: Khi nói về hiện tượng tràn dịch màng phổi ở người, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tràn dịch màng phổi là hiện tượng dịch tràn vào phổi gây tắc đường dẫn khí trong phổi
B. Tràn dịch màng phổi là hiện tượng dịch tràn vào xoang ngăn cách giữa phổi và thành ngực trên mức cho phép làm phổi khó co giãn
C. Tràn dịch màng phổi rất dễ gây tử vong vì cơ thể thiếu oxi
D. Tràn dịch màng phổi có thể phát sinh do giun kí sinh hay hội chứng suy thận hay lao phổi,...
Câu 36: Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ
A. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
B. Các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực
C. Sự vận động của các chi
D. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ
Câu 37: Khi so sánh giữa loài voi và cá voi, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lượng myoglobin trong cơ thể của voi có tỷ lệ cao hơn so với ở cá voi giúp dự trữ O2 ở tế bào cơ của voi tốt hơn
B. Tỉ lệ giữa thể tích máu/ khối lượng cơ thể ở cá voi lớn hơn ở voi
C. Trung ương thần kinh cá voi ít mẫn cảm với nồng độ H+ trong máu hơn
D. Thể tích phổi so với thể tích cơ thể ở voi bé hơn
Câu 38: Ở lưỡng cư, sự thông khí ở phổi nhờ
A. Sự vận động của toàn bộ hệ cơ
B. Sự vận động của các chi
C. Các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng
D. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng
Câu 39: Vì sao cơ thể người khi thở ra hết mức, các phế nang không xẹp hoàn toàn?
A. Vì phổi được bảo vệ trong lồng ngực, có xương lồng ngực bảo vệ
B. Vì có màng phổi tạo lực kéo không để phế nang xẹp hoàn toàn
C. Vì lúc phổi xẹp quá mức thì trung khu thở ra sẽ bị ức chế làm ngừng giãn các cơ thở
D. Vì phế nang có cơ chế tự làm giảm sức căng bề mặt của phế nang
Câu 40: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì
A. Diện tích trao đổi khí còn rấ nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được
B. Độ ẩm trên cạn thấp
C. Không hấp thu được O2 của không khí
D. Nhiệt độ trên cạn cao
Câu 41: Khi giải thích hiện tượng một số loài thú hô hấp bằng phổi như người nhưng lại thích nghi với đời sống dưới nước, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng?
- Ngoài hô hấp bằng phổi, chúng còn trao đổi khí qua da
- Lượng myoglobin trong cơ có tỷ lệ cao giúp dự trữ O2 ở tế bào cơ
- Tỉ lệ giữa thể tích máu/ khối lượng cơ thể lớn hơn so với loài người
- Giảm chuyển hóa tại cơ quan, giảm tiêu dùng năng lượng
- Trung ương thần kinh rất mẫn cảm với sự thay đổi nồng độ H+ trong máu
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 42: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
A. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng
B. Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng
C. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng
D. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng
Câu 43: Có bao nhiêu nguyên nhân trong các nguyên nhân sau đây giúp hiệu quả hoạt động hô hấp ở chim đạt cao nhất trong các động vật có xương ở trên cạn?
- Không khí giàu O2 đi qua các ống khí liên tục kể cả khi hít vào thở ra
- Không có khí cặn trong phổi
- Hoạt động hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí
- Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 44: Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch
A. Song song với dòng nước
B. Song song, cùng chiều với dòng nước
C. Xuyên ngang với dòng nước
D. Song song, ngược chiều với dòng nước
Câu 45: Khi đưa cá lên cạn thì sau một thời gian cá sẽ chết. Nguyên nhân là vì
A. Mang cá bị khô, các tia mang vón lại, diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ nên cá không hô hấp được
B. Độ ẩm trên cạn thấp
C. Nồng độ O$_{2}$ không khí cao, bị sốc O$_{2}$ không hấp thu được O$_{2}$ của không khí
D. Nhiệt độ trên cạn cao
Câu 46: Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì
A. Nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được
B. Phổi không hấp thu được O2 trong nước
C. Phổi không thải được CO2 trong nước
D. Cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước
Câu 47: Khi nói về trao đổi khí ở phổi của người, có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho nồng độ CO2 trong khí thở ra cao hơn so với nồng độ CO2 trong khí hít vào?
- Một lượng CO2 được khuếch tán từ mao mạch phổi về phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
- Một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
- Một lượng CO2 được lưu giữ trong các phế nang
- Một lượng CO2 được thải ra trong hô hấp tế bào của phổi
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 48: Vì sao ở cá, mang có diện tích trao đổi khí lớn?
- Mang có nhiều cung mang
- Mỗi cung mang có nhiều phiến mang
- Mang có khả năng mở rộng
- Mang có kích thước lớn
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (2)
B. (1) và (4)
C. (2) và (4)
D. (2) và (3)
Câu 49: Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí với môi trường của cá chép, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
- Các cung nang, các phiến mang xòe ra trước khi có lực đẩy của nước.
- Miệng và nắp mang cùng tham gia hoạt động hô hấp
- Cách sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với dòng máu
- Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho một lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng oxi có trong nước
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 50: Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí
- Diện tích bề mặt lớn
- Mỏng và luôn ẩm ướt
- Có rất nhiều mao mạch
- Có sắc tố hô hấp
- Dày và luôn ẩm ướt
- Có sự lưu thông khí
Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào?
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2), (3), (4) và (6)
C. (1), (4) và (5)
D. (5) và (6)
Câu 51: Hô hấp ngoài là:
A. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở mang.
B. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở bề mặt toàn cơ thể.
C. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở phổi.
D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…
Câu 52: Trao đổi khí ở phổi thực chất là
A. Sự hô hấp trong
B. Quá trình hô hấp nội bào
C. Sự hô hấp ngoài
D. Quá trình thải khí độc
Câu 53: Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
C. Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
D. Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí
Câu 54: Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
A. Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
B. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
C. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
D. Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.