Tập làm văn lớp 5: Trả bài văn tả người giúp các em học sinh tham khảo, trả lời nhanh các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt Lớp 5 tập 2 trang 161 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.
Qua đó, thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo bài tập đọc Lớp học trên đường, Nếu trái đất thiếu trẻ con - Tuần 34. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Tập làm văn: Trả bài văn tả người trang 161 - Tuần 34
Hướng dẫn giải Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 161
Câu 1
Công việc cần làm trong giờ trả bài:
a) Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét về bài làm của lớp. Tham gia chữa các lỗi chung theo sự hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo).
b) Đọc bài làm của em và lời nhận xét của cô giáo (thầy giáo). Chữa bài theo yêu cầu về nội dung và cách diễn đạt.
c) Chọn một đoạn văn em viết chưa đúng (hoặc chưa hay) để viết lại cho đúng (hoặc hay hơn).
Câu 2
Chú ý yêu cầu về nội dung miêu tả:
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
- Em cần chú trọng nêu những đặc điểm và hành động của cô giáo (thầy giáo) đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp.
- Em cần thể hiện rõ tình cảm yêu mến đối với cô giáo (thầy giáo) qua lời văn của mình.
b) Tả một người ở địa phương em (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...)
- Đây là người ở cùng địa phương nên em đã gặp nhiều lần, vì vậy em có thể tả sự thay đổi về ngoại hình hoặc hành động của người được tả trong những thời gian, hoàn cảnh khác nhau.
- Em cần thể hiện tình cảm của mình đối với người được tả.
c) Tả một người em mới gặp nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- Người em mới gặp có thể là người chợt đến chơi nhà hoặc đến trường; cũng có thể là người em gặp ngoài đường.
- Người đó có thể gây ấn tượng sâu sắc cho em về ngoại hình hoặc tính cách đặc biệt của mình. Em cần chú trọng miêu tả đặc điểm này.
Câu 3
Chú ý nêu yêu cầu về cách diễn đạt:
Ngoài yêu cầu dùng từ, đặt câu, viết chính tả đúng, cần biết vận dụng các phép so sánh, nhân hoá làm cho câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.