Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều
9 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 (Có đáp án + Ma trận)
TOP 9 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Cánh diều năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 9 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh diều
1. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh diều - Đề 1
14i" style="text-align:center">1.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:
MÙA VÀNG
Thu về, những quả hồng đỏ mọng, những hạt dẻ nâu bóng, những quả na mở to mắt, thơm dìu dịu. Biển lúa vàng ươm. Gió nổi lên và sóng lúa vùng dập dồn trải tới chân trời.
Minh ríu rít bên mẹ:
- Mẹ ơi, con thấy quả trên cây đều chín hết cả rồi. Các bạn ấy đang mong có người đến hái đấy. Nhìn quả chín ngon thế này, chắc các bác nông dân vui lắm mẹ nhỉ?
- Đúng thế con ạ.
- Nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm phải không mẹ?
Mẹ âu yếm nhìn Minh và bảo:
- Con nói đúng đấy! Mùa nào thức ấy.
Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.
- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân vất vả quá mẹ nhỉ?
(Theo Những câu chuyện hay, những bài học quỹ)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Mùa thu về có những quả, hạt gì chín, thơm?
A. Quả hồng, cam B. Quả hồng, na, hạt dẻ C. Hồng, na D. hạt dẻ, cam
Câu 2. Trước mùa thu hoạch, các bác nông dân phải làm những gì?
A. cày bừa B. cày bừa và gieo hạt C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc D. Dẫy cỏ
Câu 3. Để thu hoạch tốt, ngoài công sức cảu người nông dân còn phụ thuộc điều gì nữa?
A. Thời tiết B. Nước C. Công an D. Côn trùng
Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 5. a. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.
biển
xe máy
Trời tủ lạnh
túi ni-lông
rừng
dòng sông
Câu 6. Điền vào chỗ chấm từ ngữ trả lời câu hỏi “Khi nào?”, “Để làm gì?”
a. …………………………chú gà trống cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy.
b. Em chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để………………………………………
Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:
Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.
………………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Trong bài “Mùa vàng” có mấy câu hỏi? Vì sao em biết đó là câu hỏi?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
B. VIẾT
1. Chính tả:
Mùa vàng
Nhưng để có cái thu hoạch, trước đó người nông dân phải làm rất nhiều việc. Họ phải cày bừa, gieo hạt và chăm sóc. Rồi mưa nắng, hạn hán, họ phải chăm sóc vườn cây, ruộng đồng. Nhờ thế mà cây lớn dần, ra hoa kết trái và chín rộ đấy.
- Mẹ ơi, con hiểu rồi. Công việc của các bác nông dân thật vất vả quá mẹ nhỉ?
Bài tập chính tả
1. Điền vần
Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp:
thơm ng……. bãi r…… cồn c…… lười nh…..
2. Điền âm
x hay s
xuất …ắc ….ung quanh
2. Tập làm văn:
Kể về người thân trong gia đình em
Bài làm tham khảo
Trong gia đình mình, người em gắn bó nhất chính là ông nội. Ông nội của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người cao. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn đã suốt đời làm lụng vất vả để nuôi con cháu. Khuôn mặt phúc hậu, anh mắt hiền từ lúc nào cũng nhìn chúng tôi rất trìu mến. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Em yêu ông nội của mình nhiều lắm.
14j" style="text-align:center">1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
Nội dung đánh giá
Biểu điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm.
1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1 điểm.)
1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng)
1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
1 điểm
Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Nội dung
Điểm
Câu 1: B. Quả hồng, na, hạt dẻ
0,5 điểm
Câu 2: C. Cày bừa, gieo hạt, chăm sóc
0,5 điểm
Câu 3: A. Thời tiết
0,5 điểm
Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?
Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp.
(Mắc 6 lỗi (1,25 điểm). Từ lỗi thứ 7 mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, nghĩa là: 7 lỗi (1 điểm); 8 lỗi (0,75 điểm); 9 lỗi(0,5).....)
* Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
- Bài tập chính tả (1 điểm): Điền đúng 1 âm, vần được (0,25 điểm)
2. Tập làm văn: (6 điểm)
* Nội dung (ý): 3 điểm
HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
* Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
* Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
14k" style="text-align:center">1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
Bài kiểm tra đọc
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Kiến thức
Số câu
01
01
01
04
Câu số
6,
8
7
9
Số điểm
0,5
0,5
1
3
2
Đọc hiểu văn bản
Số câu
04
01
05
Câu số
1, 2, 3, 4
5
Số điểm
2
1
3
Tổng số câu
04
02
01
1
01
9
Tổng số điểm
2,0
1,0
1,0
1,0
1,0
6,0
Bài kiểm tra viết
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Bài viết 1
Số câu
1
1
Câu số
1
Số điểm
4
4
2
Bài viết 2
Số câu
1
1
Câu số
2
Số điểm
6
6
Tổng số câu
1
1
2
Tổng số điểm
4
6
10
14l" style="text-align:center">2. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh diều - Đề 2
14m" style="text-align:center">2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
UBND HUYỆN .....
TRƯỜNG TH ..........
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 2
A. Đọc
AI CHO TRÁI NGỌT
Một cô bé đang dạo chơi trong vườn. Thấy mấy quả dâu chín mọng, cô bé hái ăn ngon lành và nói: “Cám ơn cây dâu tây nhé, bạn đã cho tôi mấy quả chín ngọt tuyệt!”. “Sao bạn không cảm ơn chúng tôi?” – Một giọng nói khe khẽ cất lên. “Ôi! Ai đấy?” – Cô bé hoảng sợ. “Tôi là Nước, hằng ngày tôi tưới nước để dâu lớn lên tươi tốt”. Đất tiếp tục: “Còn tôi là Đất, tôi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây dâu để dâu cho quả”. Rồi giọng ai đó ấm áp: “Cô bé ơi, cô còn quên cảm ơn tôi nữa. Tôi là Mặt Trời. Tôi sưởi ấm cho cây dâu để dâu cho quả chín mọng”. “Cám ơn tất cả các bạn đã cho tôi những trái dâu ngon tuyệt!” – Cô bé vui bẻ nói rồi chạy về nhà. Còn Nước, Đất và Mặt Trời lại tiếp tục công việc của mình để mang đến cho mọi người những trái cây chín ngọt.
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Ai đã cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dâu?
A. Mặt Trời B. Nước C. Đất
2. Mặt Trời đã làm gì để giúp cây dâu ra trái ngọt?
A. Mặt Trời gọi chị Gió tới quạt mát cho cây dâu. B. Mặt Trời chiếu những tia nắng sưởi ấm cho cây dâu. C. Mặt Trời làm trái dâu nóng quá phải chui ra ngoài.
3. Trong câu chuyện, những ai đã giúp cây dâu mọc ra trái ngọt?
A. Nước, Đất, Mặt Trời. B. Nước, Đất, Mặt Trời, Gió. C. Nước, Đất, Mặt Trời, Ong, Bướm.
4. Câu chuyện trên cho em biết thêm điều gì?
5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, cà phê,... gọi là cây............
b. Cây dùng làm thuốc chữa bệnh như ngải cứu, bạc hà, quế, hồi, cam thảo,... gọi là cây ............................................................................................
c. Cây được uốn, tỉa, trang trí, làm cảnh như vạn tuế, mai tứ quý,... gọi là cây ..........
6. Điền các từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống:
Hôm nay học về cây Bài cô giảng thật hay ................... hút nhựa đất Như ................ hằng ngày... ..................... là lá phổi Cũng hít vào .................... ..................... thường vẫy gọi Như tay người chúng ta.
(Thân Thị Diệp Nga sưu tầm)
(lá cây, rễ cây, thở ra, cành cây, cơm ăn)
B. Viết
I. Chính tả:
Cô tập em viết
Như bàn tay của mẹ Dịu dàng cầm tay em Chữ hiện trên dòng kẻ Nét xuống rồi nét lên
Như bàn tay của mẹ Truyền hơi ấm cho con Nắn nót từng chữ một Mỗi ngày càng đẹp hơn
Làm sao mà em quên Phút ban đầu tập viết Sẽ theo em mải miết Suốt hành trình tương lai.
Nguyễn Lãm Thắng
II. Viết về hoạt động chăm sóc bảo vệ loài chim
14n" style="text-align:center">2.2. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
STT
Chủ đề
Mức 1 Nhận biết
Mức 2 Thông hiểu
Mức 3 Vận dụng
Tổng
1
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi
Số câu
1
1
2
Số điểm
1
1
2
Đọc hiểu
Số câu
2
2
1
5
Số điểm
1
1
1
3
2
Viết
Nghe viết
Số câu
1
1
Số điểm
2
2
Tập làm văn
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Tổng số câu
9 điểm
Tổng số điểm
10 điểm
3. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh diều - Đề 3
3.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
UBND HUYỆN .....
TRƯỜNG TH ..........
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: TIẾNG VIỆT - LỚP 2
KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:
I. Đọc thầm văn bản sau:
HƯƠU CAO CỔ
1. Không con vật nào trên Trái Đất thời nay có thể sánh bằng với hươu cao cổ về chiều cao. Chú hươu cao nhất cao tới gần … 6 mét, tức là chú ta có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.
2. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được đầu xuống vũng nước để uống.
3. Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ, hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...
Theo sách Bí ẩn thế giới loài vật
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Hươu cao cổ cao như thế nào?
A. Rất cao B. Cao bằng ngôi nhà C. Cao 16m D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.
Câu 2. Hươu cao cổ sống với các loài vật khác như thế nào?
A. Sống theo đàn B. Luôn tranh chấp với các loài vật khác C. Sống một mình D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào
Câu 3. Trong bài, tác giả có nhắc tới hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật nào?
A. Tất cả các loài động vật ăn cỏ, ăn thịt B. Chỉ sống hòa bình với hổ, cáo C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,... D. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài như chim, ngựa, bò tót
Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?
……………………………………………………………………………………
Câu 5. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.
biển
xe máy
Trời tủ lạnh
túi ni-lông
rừng
dòng sông
Câu 6. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm. b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.
Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:
Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.
………………………………………………………………………………………
Câu 8.
Trong bài “HƯƠU CAO CỔ” có sử dụng câu hỏi hay không? Vì sao?
II. Phần viết
1. Chính tả:
Con sóc
Trong hốc cây có một chú sóc. Sóc có bộ lông màu xám nhưng dưới bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đuôi sóc xù như cái chổi và hai mắt tinh anh. Sóc không đứng yên lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy.
Theo Ngô Quân Miện
Bài tập chính tả
a. Điền vần
Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::
thơm ng……. bãi r…… cồn c…… lười nh…..
b. Điền âm
x hay s
xuất …ắc …. ung quanh
2. Tập làm văn:
Kể lại một lần em được đi chơi ở một nơi có cảnh đẹp
Bài làm tham khảo
Cuối tuần trước, cả nhà em đã cùng nhau đi du lịch tại Hà Giang. Nơi đó đã làm em và mọi người trầm trồ với vẻ đẹp hoang sơ của mình. Hà Giang có những ngọn núi cao trập trùng ẩn mình trong mây núi. Có những ruộng hoa, những cánh đồng xanh mướt mắt. Vẻ đẹp mộc mạc và hùng vĩ ấy khiến em chưa muốn về mà cứ muốn được nán lại thêm chút nữa.
3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
Nội dung đánh giá
Biểu điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm.
1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1 điểm.)
1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng)
1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
1 điểm
Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Nội dung
Điểm
Câu 1: D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.
0,5 điểm
Câu 2: D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào
0,5 điểm
Câu 3: C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...
0,5 điểm
Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?
Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp.
0,5 điểm
biển
xe máy
Trời
túi ni-lông
rừng
dòng sông
Câu 5:
1 điểm
Câu 6:
a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.
b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.
c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.
Câu 7:
Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.
Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng.
Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 8: Trong bài không có câu hỏi. Vì nếu có câu hỏi trong bài thì kết thúc câu có phải dấu chấm hỏi.
0,5điểm
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM
1. Chính tả: (4 điểm) Không cho điểm không phần này
(Mắc 6 lỗi (1,25 điểm). Từ lỗi thứ 7 mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, nghĩa là: 7 lỗi (1 điểm); 8 lỗi (0,75 điểm); 9 lỗi (0,5).....)
* Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
- Bài tập chính tả (1 điểm): Điền đúng 1 âm, vần được (0,25 điểm)
2. Tập làm văn: (6 điểm)
* Nội dung (ý): 3 điểm HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
* Kĩ năng: 3 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
Bài kiểm tra đọc
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Kiến thức
Số câu
01
01
01
04
Câu số
6,
8
7
9
Số điểm
0,5
0,5
1
3
2
Đọc hiểu văn bản
Số câu
04
01
05
Câu số
1, 2, 3, 4
5
Số điểm
2
1
3
Tổng số câu
04
02
01
1
01
9
Tổng số điểm
2,0
1,0
1,0
1,0
1,0
6,0
Bài kiểm tra viết
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Bài viết 1
Số câu
1
1
Câu số
1
Số điểm
4
4
2
Bài viết 2
Số câu
1
1
Câu số
2
Số điểm
6
6
Tổng số câu
1
1
2
Tổng số điểm
4
6
10
4. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh diều - Đề 4
4.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
1. Đọc
a. Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
1
1
2
1
1
4
Số điểm
1,0
0,5
1,0
1,0
1,0
0,5
2.5
b) Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
1
2
3
5
Số điểm
0,5
1,0
0,5
1,0
0,5
1,0
2,5
3,5
Tổng
Số câu
3
1
1
1
1
2
4
4
1
9
Số điểm
1,5
1.0
0,5
1,0
0,5
1,5
2,0
3,5
0.5
6.0
4.2. Đề thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt 2
PHÒNG GD &ĐT ……….. TRƯỜNG TIỂU HỌC …….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2
I. Đọc thầm văn bản sau:
Cây Gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
(Theo Vũ Tú Nam)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1. (0.5đ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?
a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông
Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?
a. Tháp đèn khổng lồ b. Ngọn lửa hồng c. Ngọn nến d. Cả ba ý trên.
Câu 3. (0.5đ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?
a. Bắt sâu b. Làm tổ c. Trò chuyện ríu rít d. Tranh giành
Câu 4. (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng
Câu 5: (1đ)Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:
a) Từ chỉ sự vật:…………………………………………………………………………..
b) Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………..
Câu 6: (0.5đ) Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?
a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì?
Câu 7: (0,5đ) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì? b. Là gì? c. Khi nào? d. Thế nào?
Câu 8: (0,5đ ) Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật:
a. Con đường này là …………………………………………………..
b. Cái bút này là ………………………………………………………
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau:
Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền hòa.
II. Tiếng việt
1. Chính tả:
Bàn tay cô giáo
Bàn tay cô giáo Tết tóc cho em Về nhà mẹ khen Tay cô đến khéo!
Bàn tay cô giáo Vá áo cho em Như tay chị cả Như tay mẹ hiền
Cô cầm tay em Nắn từng nét chữ Em viết đẹp thêm Thẳng đều trang vở.
2. Tập làm văn: Viết đoạn văn khoảng 3 – 5 câu về một đồ vật hoặc đồ chơi mà em yêu thích
- Gợi ý:
a. Đồ vật em yêu thích là đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có hình dáng, màu sắc gì nổi bật?
c. Em thường dùng đồ vật đó vào những lúc nào?
d. Tình cảm của em đối với đồ vật đó? Em giữ gìn đồ vật đó như thế nào?