TOP 8 Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 8 đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 mời các bạn cùng theo dõi.
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10
SỞ GD & ĐT ……….. TRƯỜNG THPT ………. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; MÃ ĐỀ 101 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7đ):
Câu 1: Các nhân tố cơ bản của thị trường là
A. tiền tệ, người mua, người bán.
B. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán.
C. hàng hoá, tiền tệ, giá cả
D. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
Câu 2: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
B. Ngân sách nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước
C. Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết thị trường.
D. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội.
Câu 3: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?
A. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập
B. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập
C. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng
D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh.
Câu 4: Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần
A. hoàn trả trực tiếp cho người dân.
B. phân chia mọi nguồn thu nhập.
C. chia đều sản phẩm thặng dư.
D. duy trì hoạt động bộ máy nhà nước
Câu 5: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?
A. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất.
B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.
C. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
D. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.
Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng
A. thừa nhận giá trị hàng hóa
B. đo lường giá trị hàng hóa
C. làm trung gian trao đổi.
D. biểu hiện bằng giá cả
Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các chủ thể kinh tế tại
A. quốc gia giàu có.
B. một cơ quan nhà nước
C. một địa điểm giao hàng.
D. thời điểm cụ thể.
Câu 8: Theo phạm vi của quan hệ mua bán, thị trường được phân chia thành thị trường
A. truyền thống và trực tuyến.
B. trong nước và quốc tế.
C. cung - cầu về hàng hóa
D. hoàn hảo và không hoàn hảo.
Câu 9: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Cung cấp thông tin.
C. Kích thích tiêu dùng.
D. Phương tiện cất trữ.
Câu 10: Chủ thể sản xuất là những người
A. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
B. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ
C. phân phối hàng hóa, dịch vụ.
D. trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Câu 11: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là
A. tiêu dùng sản phẩm.
B. phân phối sản phẩm.
C. giá cả hàng hoá
D. giá trị sử dụng
Câu 12: Hoạt động nào dưới đây được coi như là đơn hàng của xã hội đối với sản xuất ?
A. Lao động.
B. Tiêu dùng.
C. Sản xuất.
D. Phân phối.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của giá cả?
A. Giá cả thúc đẩy sự bất bình đẳng xã hội.
B. Cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh.
C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng
D. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.
Câu 14: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ
A. hàng hóa – tiền tệ.
B. trung gian – nhà nước
C. phân phối – sản xuất.
D. sản xuất – tiêu dùng.
Câu 15: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?
A. Người làm dịch vụ.
B. Thị trường.
C. Người sản xuất.
D. Nhà nước
Câu 16: Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước không gồm các khoản thu nào?
A. Thu nội địa
B. Thu từ đầu tư phát triển.
C. Thu từ dầu thô.
D. Thu viện trợ.
Câu 17: Trong các hoạt động của nền kinh tế, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động
A. bình thường nhất.
B. thiết yếu nhất.
C. cơ bản nhất.
D. ít quan trọng.
Câu 18: Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:
A. Cơ chế thị trường.
B. Thị trường.
C. Kinh tế thị trường.
D. Giá cả thị trường.
Câu 19: Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò
A. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
B. là động lực kích thích người lao động.
C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
D. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
Câu 20: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý?
A. Chủ thể nhà nước
B. Chủ thể sản xuất.
C. Chủ thể tiêu dùng.
D. Chủ thể trung gian.
Câu 21: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng
A. xả trực tiếp chất thải ra môi trường.
B. đầu tư đổi mới công nghệ.
C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.
D. bán hàng giả gây rối thị trường.
Câu 22: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định các khoản thu ngân sách.
B. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung
C. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước
D. Nhà nước sẽ hoàn trả cho người dân những khoản mà họ đóng góp vào ngân sách
Câu 23: Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nào đóng vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân?
A. Chủ thể sản xuất.
B. Chủ thể trung gian.
C. Chủ thể nhà nước
D. Chủ thể tiêu dùng.
Câu 24: Chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?
A. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
C. Kết nối quan hệ mua - bán trong nền kinh tế.
D. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.
Câu 25: Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở
A. ý chí của nhà nước
B. tác động của quần chúng
C. Luật Ngân sách nhànước
D. nguyện vọng của nhân dân.
Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Quyết định phân phối thu nhập.
B. Điều tiết hoạt động trao đổi.
C. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất.
D. Động lực cho sản xuất phát triển.
Câu 27: Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực cơ chế thị trường?
A. Hủy hoại tài nguyên môi trường.
B. Giành thị trường có lợi để bán hàng.
C. Tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi
D. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
Câu 28: Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
A. Quyền sở hữu
B. Quyền sử dụng
C. Quyền sở hữu và quyết định
D. Quyền quyết định
II. PHẦN TỰ LUẬN (3đ):
Câu 1 (2 điểm): Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa...... được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm.
Câu hỏi: a. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?
b. Hãy đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này?
Câu 2 (1 điểm): Tình huống: Gia đình P có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. P muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội để bán được nhiều hơn nhưng mẹ không đồng ý vi cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng.
Nếu là P, em sẽ nói với mẹ thế nào?
------ HẾT ------
(Học sinh không được sử dụng tài liệu)
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10
I.Phần đáp án câu trắc nghiệm:
101 | 103 | 105 | 107 | 102 | 104 | 106 | 108 | |
1 | D | A | B | D | A | A | A | D |
2 | D | A | B | C | A | B | C | A |
3 | C | D | C | C | C | A | A | C |
4 | D | B | C | D | A | B | D | B |
5 | A | A | B | B | D | C | D | D |
6 | A | D | C | B | C | A | D | B |
7 | D | B | D | C | B | B | A | C |
8 | B | C | A | A | B | D | B | D |
9 | D | D | A | B | B | B | B | C |
10 | B | C | B | C | D | C | C | D |
11 | C | D | C | B | D | A | D | B |
12 | B | C | C | A | D | B | C | C |
13 | A | A | B | D | C | D | D | B |
14 | A | B | A | B | B | C | D | C |
15 | B | C | D | B | A | D | A | D |
16 | B | C | A | C | B | D | D | A |
17 | C | D | A | B | A | D | A | A |
18 | A | C | D | D | A | C | B | C |
19 | C | D | D | D | C | B | B | A |
20 | D | B | A | C | C | A | C | B |
21 | B | B | D | A | B | C | C | D |
22 | D | B | C | A | A | D | C | A |
23 | C | A | B | A | D | C | B | B |
24 | B | C | A | A | B | D | A | A |
25 | C | B | B | D | D | C | A | B |
26 | A | A | D | D | D | B | C | D |
27 | A | D | D | A | C | A | B | A |
28 | C | A | C | C | C | A | B | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (VD) (2đ) | Câu 1 (2 điểm): Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa...... được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm. Câu hỏi: a. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội? b. Hãy đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này?
|
|
a.Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của con người và những sinh vật sống trên trái đất. | 1.0 | |
b. Cần có biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân huỷ như: gỗ, giấy,... - Không xả các loại rác thải nhựa, túi ni lon 1 cách bừa bãi ra môi trường. Có các chế tài xử lý vi phạm. -Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức trong việc hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon,.., có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
| 1.0 | |
| ||
| ||
Câu 2 (VDC) (1đ) | Câu 2 (1 điểm): Tình huống: Gia đình P có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. P muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội để bán được nhiều hơn nhưng mẹ không đồng ý vi cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng. Nếu là P, em sẽ nói với mẹ thế nào? | |
- Nói với mẹ: Trong thời đại ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành 1 xu hướng phổ biến. Phần lớn người tiêu dùng tiếp cận với Internet, ngày càng có nhiều người có thói quen mua sắm qua mạng. Thực tế không phải mặt hàng nào bán trên mạng cũng có chất lượng không cao. Do vậy, để tăng lượng khách hàng nhằm bán được nhiều, bên cạnh việc quảng bá cho sản phẩm, tích cực tương tác với khách hàng, cần bán đúng mẫu mã, chất lượng như quảng cáo, giữ uy tín, tạo thương hiệu cho hàng hóa. | 1.0 | |
|
..................
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10