Trang chủ Học tập Lớp 6 Đề thi giữa kì 2 lớp 6

TOP 8 Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều (Có ma trận, đáp án)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều

8 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều gồm 8 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 8 Đề thi giữa kì 2 môn KHTN 6 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều - Đề 1

1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Trong số các bệnh sau đây, bệnh nào do nấm gây ra?

A. Bệnh sốt rét.
B. Gây bệnh Covid 19 ở người.
C. Bệnh lao phổi.
D. Bệnh hắc lào, lang ben

Câu 2: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm rơm
B. Nấm linh chi.
C. Nấm men.
D. Nấm mèo.

Câu 3. Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm mốc
B. Nấm đơn bào
C. Nấm độc
D. Nấm ăn được

Câu 4: Tên của loại nấm sau?

Câu 4

A. Nấm độc đỏ (nấm ruồi)
B. Nấm men
C. Nấm độc tán trắng
D. Nấm men

Câu 5. Thực vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật Hạt kín?

A. Dương xỉ
B. Cây thông
C. Rêu
D. Cây lúa

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở dương xỉ mà không có ở rêu?

A. Sinh sản bằng bào tử
B. Thân có mạch dẫn
C. Có lá thật
D. Chưa có rễ chính thức

Câu 7. Trong tự nhiên, đa dạng sinh học có những vai trò nào dưới đây?

(1) Bảo vệ các tài nguyên đất, nước, ...
(2) Điều hoà khí hậu.
(3) Phân huỷ chất thải.
(4) Cung cấp vật liệu cho xây dựng.
(5) Làm chỗ ở cho các loài sinh vật khác.

A. (1), (2), (3) và (4).
B. (2), (3), (4) và (5).
C. (1), (2), (3) và (5).
D. (1), (2), (4) và (5).

Câu 8. Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình:

A. Mối
B. Rận
C. Ốc sên
D. Bọ chét

Câu 9. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm cá.
B. Nhóm chân khớp
C. Nhóm giun
D. Nhóm ruột khoang

Câu 10. Động vật có xương sống bao gồm:

A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.
C. thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
D.cá, lưỡng cư, ruột khoang, chim, thú.

Câu 11. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc.
B. Rừng ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Đài nguyên.

Câu 12. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 13. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?

A. Hoang mạc
B. Rừng ôn đới
C. Thảo nguyên
D. Thái Bình Dương

Câu 14. Động vật nào sau đây không nằm trong danh sách đỏ Việt Nam?

A. Cá heo
B. Sóc đen Côn Đảo
B. Rắn lục mũi hếch
D. Gà lôi lam đuôi trắng

Câu 15. Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng
B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ
C. Săn bắt động vật quý hiếm
D. Bảo tồn động vật hoang dã

Câu 16. Lạc đà là đặc trưng cho sinh cảnh nào?

A. Rừng ôn đới
B. Hoang mạc
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đài nguyên

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1 7. (1,0 điểm) Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người?

Câu 18. (1,5 điểm)

a. Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người? (0,5 điểm)

b. Cho các loài thực vật sau, em hãy sắp xếp các thực vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Cây rau bợ . (2) Cây dương xỉ. (3) Cây bưởi. (4) Cây lúa.

Câu 19 (1,0 điểm) Vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 20 (2,5 điểm)

a. Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? (0,5đ).

b. Cho các loài động vật sau, em hãy sắp xếp các động vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Ốc. (2) Nhện. (3) Châu chấu. (4) Mực.

c. Kể tên một số động vật xung quanh em và cho biết vai trò của chúng. (1,0đ)

STT

Tên động vật

Vai trò

1

2

3

4

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

I. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,25 đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

C

C

A

D

B

C

A

B

A

C

D

A

A

D

B

II. TỰ LUẬN: ( 6 điểm)

Câu hỏi

Đáp án

Biểu điểm

Câu 17. a (0,5điểm) Em hãy trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người?

- Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

- Trong đời sống con người: nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, một số loại được dùng làm thuốc, ... Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men còn được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu, ...

0,25 đ

0,25 đ

Câu 18 a. (0,5 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với đời sống con người?

- Vai trò của TV trong tự nhiên

+ Cung cấp khí oxi và thức ăn , nơi ở cho nhiều loài sinh vật khác.

+ Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hòa khí hậu, chống xóa mòn đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán…

0,25 đ

0,25 đ

Câu 18 b.(1,0 điểm) Cho các loài thực vật sau, em hãy sắp xếp các thực vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm?

(1) Cây rau bợ

(2) Cây dương xỉ.

(3) Cây bưởi.

(4) Cây lúa.

- Chia 2 nhóm

+ Dương xỉ: Cây rau bợ, dương xỉ

+ Hạt kín: cây bưởi, cây lúa

- Đặc điểm của từng nhóm.

+ Dương xỉ: Có mạch dẫn, không có hạt.

+ Hạt kín: Có mạch dẫn, có hạt, có hoa.

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 19: (1,0 điểm) Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học:

- Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, giảm nguy cơ tuyệt chủng các giống loài.

- Giữ gìn nguồn tài nguyên cung ứng cho đời sống con người, đảm bảo các lợi ích nông nghiệp, y học..., đảm bảo lợi ích vật chất kinh tế và gia strij tinh thần vô hình.

- Điều tiết và bảo vệ môi trường.

0,25 đ

0,5 đ

0,25 đ

Câu 20 a: (0,5 điểm) Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em?

- Động vật có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày:

+ chúng cung cấp thức ăn

+ các sản phẩm từ động vật được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức

+ phục vụ giải trí, ...

+ Cung cấp sức kéo.

0,25 đ

0,25 đ

Câu 20 b: Cho các loài động vật sau, em hãy sắp xếp các động vật sau theo từng nhóm phù hợp và xác định đặc điểm mỗi nhóm? (1,0đ)

(1) Ốc. (2) Nhện. (3) Châu chấu. (4) Mực.

*Chia 2 nhóm:

+ Ngành thân mềm: Mực, ốc.

+ Ngành chân khớp: nhện, châu chấu

* Xác định đặc điểm mỗi nhóm:

+ Ngành thân mềm:

Cơ thể mềm, không phân đốt, đa số có lớp vỏ cứng bên ngoài bảo vệ cơ thể.

+ Ngành chân khớp:

Có bộ xương ngài bằng chất kitin bảo vệ cơ thể, các chân phân đốt, có khớp động linh hoạt

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 20c (1,0 điểm)

Kể tên một số động vật xung quanh em và cho biết vai trò của chúng.

STT

Tên động vật

Vai trò

1

Con Trâu

cung cấp thịt, sức kéo.

2

Con Chó:

giúp trông nhà, giải trí…

3

Con Gà

lấy trứng,lấy thịt.

4

Con Mèo

bắt chuột

Học sinh có thể kể tên những con vật khác và nêu đúng vai trò vẫn cho điểm (nêu ít nhất 4 con vật )

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu/số ý

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đa dạng nấm (4 tiết)

4

1(1 ý)

1(1 ý)

4

1,5

Đa dạng thực vật (7 tiết)

1 (2 ý)

2

1(1 ý)

2 (3 ý)

2

2,5

Đa dạng động vật (8 tiết)

1(1 ý)

2

2

2 (3 ý)

4

3,0

Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

(4 tiết)

6

6

1,5

Bảo vệ đa dạng sinh học ( 2 tiết)

1(1 ý)

1(1 ý)

0,5

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. ( 3 tiết)

1(2 ý)

1(2 ý)

1,0

Số câu TN/ Số ý TL

1

12

4

4

3

2

10

16

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

1,0

6,0

4,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

16 câu/ 4 Câu (10 ý)

10,0 điểm

1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

.....

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều - Đề 2

2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời cho các câu sau:

Câu 1: (NB) Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Gạo và rau xanh.

Câu 2: (NB) Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).
B. Protein (chất đạm)
C. Lipit (chất béo).
D. Vitamin.

Câu 3: (NB) Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.
B. Cây ngô.
C. Cây lúa mì.
D. Cây nho.

Câu 4: (NB) Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào:

A. khối lượng của các vật
B. kích thước của các vật
C. chiều dài của vật
D. chiều cao của vật

Câu 5: (NB) Thế năng đàn hồi của vật là

A. năng lượng do vật chuyển động
B. năng lượng do vật có độ cao
C. năng lượng do vật bị biến dạng
D. năng lượng do vật có nhiệt độ

Câu 6: (NB) Động năng của vật là

A. năng lượng do vật có độ cao
B. năng lượng do vật bị biến dạng
C. năng lượng do vật có nhiệt độ
D. năng lượng do vật chuyển động

Câu 7: (NB) Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

A. làm cho vật nóng lên
B. truyền được âm
C. phản chiếu được ánh sáng
D. làm cho vật chuyển động

Câu 8: (NB) Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

A. năng lượng ánh sáng
B. nhiệt năng
C. động năng
D. hóa năng

Câu 9: (NB) Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành

A. năng lượng hóa học.
B. năng lượng ánh sáng.
C. năng lượng âm thanh.
D. năng lượng nhiệt.

Câu 10: (NB) Rắn sa mạc có đặc điểm gì để thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng?

A. Chui rúc vào sâu trong cát
B. Màu lông nhạt, giống màu cát
C. Di chuyển bằng cách quăng thân
D. Tất cả đặc điểm trên đều đúng

Câu 11: (NB) Môi trường nào có đa dạng sinh học lớn nhất

A. Đới lạnh
B. Nhiệt đới khí hậu nóng ẩm
C. Hoang mạc đới nóng
D. Cả a và b đúng

Câu 12: (NB) Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?

A. Dự trữ năng lượng chống rét.
B. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể.
C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 13. (NB) Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh dại.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh tả.

Câu 14: (TH) Đặc điểm của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là

A. Có màu lông giống màu cát
B. Bướu mỡ
C. Chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày
D. Tất cả các đặc điểm trên đúng

Câu 15: (TH) Động vật có xương sống bao gồm:

A. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Câu 16. (TH) Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng

A. có kích thước hiển vi
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C. Chưa có cấu tạo tế bào,
D. có hình dạng không cố định.

II. TỰ LUẬN: 6 điểm

Câu 17:

a. Lương thực là gì? Lấy ví dụ minh họa

b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dụng? Nếu sử dụng có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Câu 18: Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau đây:

a) Túi kẹo có khối lượng 150g.

b) Túi đường có khối lượng 2kg.

c) Hộp sữa có khối lượng 380g.

d) Hộp phấn có khối lượng 175g

Câu 19: Trong các dạng năng lượng sau đây: Động năng, năng lượng điện, năng lượng nhiệt, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học. Những dạng năng lượng nào thuộc nhóm năng lượng chuyển động? Những năng lượng nào thuộc nhóm năng lượng lưu trữ?

Câu 20: Em hãy đề xuất biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong các lớp học?

Câu 21: Nêu các đặc điểm để nhận biết lớp cá?

Câu 22.

a, Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ được bệnh giun sán?

b, Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,… sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

I. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu12345678
Đáp ánCADACDAC
Câu910111213141516
Đáp ánDCDDBDBC

II. TỰ LUẬN: 6 điểm

Đáp án

Điểm

Câu 17. (1,75 điểm)

a.

- Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: chất đạm, vitamin nhóm B...

- HS: tự lấy ví dụ

b. Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:

- Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc.

- Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa(đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ độc, hoặc gây bệnh.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 18.(1 điểm)

Vì vật có khối lượng 1kg thì có trọng lượng 10N nên:

a) Túi kẹo có trọng lượng là 1,5N

b) Túi đường có trọng lượng là 20N

c) Hộp sữa có trọng lượng là 3,8N

d) Hộp phấn có trọng lượng là 1,75N

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 19. (0,5 điểm)

* Nhóm năng lượng chuyển động:

- Động năng, Năng lượng điện, Năng lượng nhiệt.

* Nhóm năng lượng lưu trữ:

Thế năng hấp dẫn, Thế năng đàn hồi, Năng lượng hóa học.

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 20. (0,75 điểm)

Một số biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong các lớp học:

- Tận dụng ánh sáng Mặt Trời

- Tắt tất cả các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học

- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện: bóng đèn có nhãn tiết kiệm điện, quạt tiết kiệm điện, điều hòa tiết kiệm điện, bình nước nóng năng lượng Mặt Trời, … .

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 21. (1 điểm)

Nêu các đặc điểm để nhận biết lớp cá

- Cá sống ở nước

- di chuyển nhờ vây,

-hô hấp bằng mang,

-cá đẻ trứng

Câu 22. (1,75 điểm)

a, Vì sao rửa sạch rau sống lại có thể phòng trừ được bệnh giun sán?

- Rau sống trồng ở môi trường bên ngoài nên dễ nhiễm vi khuẩn và trứng giun sán.

- Thói quen ăn rau sống sẽ khiến nhiều người dễ bị nhiễm bệnh.

=> Khi ăn rau, đặc biệt là sau sống cần phải rửa rau thật sạch trước khi ăn.

b, Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,… sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?

Các động vật sống ở nơi có nhiều san hô cần phải có màu sắc sặc sỡ tương tự san hô để dễ ngụy trang, phòng vệ, trốn tránh kẻ thù cũng như ngụy trang để bắt mồi.

2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đềMỨC ĐỘTổng số câu TN/số ý TLĐiểm số
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
Tự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệmTự luậnTrắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 5.

8. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng (5 tiết)

3

1

14

3

1,75

Chủ đề 9. Lực.

29. Lực hấp dẫn (4 tiết)

1

1

14

1

1,25

Chủ đề 10. Năng lượng.

Bài 30. Các dạng năng lượng (4 tiết)

1

3

12

3

1,25

31. Sự truyền và chuyển dạng năng lượng (4 tiết)

2

1

13

2

1,25

Chủ đề 8.

21. Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên (4 tiết)

22. Thực hành phân chia các nhóm thực vật (4 tiết)

1

1

27

1,75

23. Đa dạng động vật không xương sống (6 tiết)

24. Đa dạng động vật có xương sống (2 tiết)

1

4

3

14

7

2,75

Số câu

2

10

2

6

2

0

1

0

724

16

10,0

Số điểm

1,5

2,5

1,5

1,5

2

0

1

0

6,0

4,0

10,0

Tổng số

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10điểm

2.4. Bản đặc tả đề thi giữa kì 2 môn KHTN 6

Nội dung

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số câu hỏi

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

Chủ đề 5.

8. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng (5 tiết)

Thông hiểu:

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh,...

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ...

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: quặng, đá vôi, ...

– Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm trong cuộc sống.

Vận dụng thấp

– Trình bày được sơ lược về an ninh năng lượng.

– Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.

– Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm.

4

3

C17

C1, C2, C3

Chủ đề 9. Lực.

29. Lực hấp dẫn (4 tiết)

Nhận biết

- Nêu được khái niệm về khối lượng.

- Nêu được khái niệm lực hấp dẫn.

- Nêu được khái niệm trọng lượng.

Thông hiểu

- Đọc và giải thích được số chỉ về trọng lượng, khối lượng ghi trên các nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường.

- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực.

Vận dụng

Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại

4

1

C18

C4

Chủ đề 10. Năng lượng.

Bài 30. Các dạng năng lượng (4 tiết)

Nhận biết

- Chỉ ra được một số hiện tượng trong tự nhiên hay một số ứng dụng khoa học kĩ thuật thể hiện năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

- Kể tên được một số nhiên liệu thường dùng trong thực tế.

- Kể tên được một số loại năng lượng.

2

3

C19

C5, C6, C7

31. Sự truyền và chuyển dạng năng lượng (4 tiết)

Nhận biết

- Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật.

- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Thông hiểu

- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

- Giải thích được các hiện tượng trong thực tế có sự chuyển hóa năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

3

2

C20

C8, C9

Chủ đề 8.

21. Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên (4 tiết)

22. Thực hành phân chia các nhóm thực vật (4 tiết)

Thông hiểu:

- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).

- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...).

Vận dụng:

Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

3

4

C22a

C22b

23. Đa dạng động vật không xương sống (6 tiết)

24. Đa dạng động vật có xương sống (2 tiết)

Nhận biết:

Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.

- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình.

Thông hiểu:

- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.

4

4

3

C21

C10, C11, C12, C13

C14, C15, C16

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều - Đề 3

3.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Nội dungTrắc nghiệmTự luận
NBTHTổng số câuNBTHVDVDCTổng số bài

Đa dạng nấm

Câu 1,2,3

Câu 11

04

Câu 1

2 điểm

01

Đa dạng thực vật

Câu 4,5

Câu 16

03

Câu 2

1,5 điểm

01

Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

Câu 12,13,17,18,20

05

Thực hành phân chia giới thực vật

Câu 4

1,5 điểm

01

Đa dạng động vật không xương sống

Câu 6

Câu 14

02

Đa dạng động vật có xương sống

Câu 7,8,9,10

Câu 15

05

Câu 3

1 điểm

01

Đa dạng sinh học

Câu 19

01

Tỷ lệ

20%

20%

20%

15%

15%

10%

Điểm

2

2

2

1,5

1,5

1

10

3.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG TH&THCS……….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Năm học 2023 - 2024
MÔN: KHTN – LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút
(Đề gồm 2 trang)

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?

A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

Câu 2: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng

A. Hình túi 
B. Hình tai mèo
C. Sợi nấm phân nhánh
D. Hình mũ

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây của nấm giống với vi khuẩn?

A. Một số đại diện có cơ thể đa bào.
B. Cơ thể có cấu tạo từ các tế bào nhân thực.
C. Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.
D. Thành tế bào có cấu tạo bằng chất kitin.

Câu 4: Cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm bộ phận nào dưới đây?

A. Hạt
B. Hoa
C. Quả
D. Rễ

Câu 5: Rêu thường sống ở môi trường nào?

A. Môi trường nước 
B. Môi trường khô hạn
C. Môi trường ẩm ướt
D. Môi trường không khí.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây là của ngành ruột khoang?

A. Đối xứng hai bên 
B. Đối xứng tỏa tròn
C. đối xứng lưng – bụng
D. đối xứng trước – sau.

Câu 7: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?

A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo.

Câu 8: Loài chim nào dưới đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời sống bơi lội?

A. Chim bồ câu
B. Chim cánh cụt
C. Gà
D. Vịt

Câu 9: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp thú?

A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo

Câu 10: Chi trước biến đổi thành cánh da là đặc điểm của loài nào dưới đây?

A. Chim bồ câu
B. Dơi
C. Thú mỏ vịt
D. Đà điểu

Câu 11: Nấm không thuộc giới thực vật vì

A. Nấm không có khả năng sống tự dưỡng.
B. Nấm là sinh vật nhân thực.
C. Nấm có thể là đơn bào hoặc đa bào.
D. Nấm rất đa dạng về hình thái và môi trường sống.

Câu 12: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?

A. Trao đổi khoáng
B. Hô hấp
C. Quang hợp
D. Thoát hơi nước

Câu 13: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?

A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh.
B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra.
C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
D. Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.

Câu 14: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm 
B. Có cơ thể mềm, không phân đốt
C. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể
D. Di chuyển được

Câu 15: Thú được xếp vào nhóm động vật có xương sống vì

A. Có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng.
B. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.
C. Có bộ xương trong bằng chất xương, có bộ lông mao bao phủ.
D. Có khả năng lấy thức ăn từ các sinh vật khác.

Câu 16: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?

A. Cây dương xỉ 
B. Cây chuối
C. Cây ngô
D. Cây lúa

Câu 17: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là

A. Ngừng sản xuất công nghiệp 
B. Trồng cây gây rừng
C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
D. Di dời các khu chế xuất lên vùng núi.

Câu 18: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?

A. Tốc độ gió mạnh hơn
B. Nắng nhiều và gay gắt hơn
 C. Độ ẩm thấp hơn
D. Nhiệt độ thấp hơn.

Câu 19: Đặc điểm thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh là

A. Thường hoạt động vào ban đêm 
B. Chân cao, đệm thịt dày
C. Bộ lông dày
D. Màu lông trắng hoặc xám.

Câu 20: Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của Trái Đất?

(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxigen vào không khí giúp con người hô hấp.

(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.

(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide.

Các phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (3).
B. (2), (3).
C. (1), (2).
D. (1), (3).

Phần II: Tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên? (2 điểm)

Câu 2: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? (2 điểm)

Câu 3: Giải thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp Bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông? Cho ví dụ minh họa. (1,5 điểm)

Câu 4: Phân chia các cây sau đây vào các nhóm thực vật dựa theo đặc điểm của cơ thể: rau bợ, ớt, thông, dương xỉ, rêu, kim giao, khoai tây. (0,5 điểm)

3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm.

Câu12345678910
Đáp ánBDCDCBCBDB
Câu11121314151617181920
Đáp ánACCBAABDCC

Phần II: Tự luận (6 điểm)

CâuĐáp ánĐiểm

1

(2 điểm)

Nấm hoại sinh có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên:

- Chúng giúp phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ, vừa dọn sạch các xác chết trên mặt đất, vừa cung cấp chất vô cơ cho cây xanh sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ mới.

- Nấm hoại sinh đóng góp tích cực trong chu trình tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên.

1

1

2

(2 điểm)

- Vai trò của thực vật đối với động vật:

+ Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả khí oxigen và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của thực vật.

+ Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.

- Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng.

+ Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta sử dụng chúng không đúng cách.

0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

3

(1.5 điểm)

- Nhiều loài động vật có xương sống bắt sâu bọ, côn trùng gặm nhấm phá hoại cây trồng, gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông.

- Ví dụ:

+ Lớp bò sát có thằn lằn bắt côn trùng sâu bọ, rắn bắt chuột.

+ Lớp chim có chim sẻ, chim sâu bắt sâu bọ.

+ Lớp thú có mèo bắt chuột…

1

0.5

4

(0.5 điểm)

- Rêu: Rêu.

- Quyết: Dương xỉ.

- Hạt trần: Kim giao, thông.

- Hạt kín: Khoai tây, ớt.

0.5

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều - Đề 4

4.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐƠN VỊ KIẾN THỨCCÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNGVẬN DỤNG CAO% TỔNG ĐIỂM
SỐ CÂU ĐIỂMTHỜI GIANSỐ CÂU ĐIỂMTHỜI GIANSỐ CÂU ĐIỂMTHỜI GIANSỐ CÂU ĐIỂMTHỜI GIAN

1. Đa dạng nấm

1.1. Vai trò của nấm

1

0,5

0,5đ

= 5%

2. Đa dạng thực vật

2.1. Các nhóm thực vật

3

1,5

1,5đ

=15%

2.2. Vai trò của thực vật

1

0,5

1

3

3,5đ

=35%

3. Đa dạng động vật

3.1. Sự đa dạng động vật không xương sống

1

0,5

1

2

2,5đ

=25%

4. Đa dạng ĐV có xs

4.1. Nhận biết động vật có xương sống

1

1

=10%

4.2. Sự đa dạng động vật có xương sống

1

1

=10%

TỔNG

7

4

1

3

1

2

1

1

TỈ LỆ %

40%

30%

20%

10%

100%

4.2. Bảng đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

NỘI DUNG KIẾN THỨCĐƠN VỊ KIẾN THỨCMỨC ĐỘ KIẾN THỨC,KĨ NĂNG CẦN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁSỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao

1. Đa dạng nấm

1.1 vai trò của nấm

1. Nhận biết:

- Vai trò của nấm trong tự nhiên

1

2. Đa dạng thực vật

2.1. Các nhóm thực vật

2.2. Vai trò của thực vật

1.Nhận Biết

- Nêu được các ngành thực vật, xác định được ngành thực vật nào phân bố rộng nhất

- Lấy được ví dụ về cây thuộc nhóm thực vật hạt kín

- Vai trò của thực vật bảo vệ đất, nguồn nước

2. Thông hiểu

- Lấy được ví dụ chứng minh các vai trò của thực vật

4

1

3. Đa dạng động vật không xương sống

3.1. Sự đa dạng động vật không xương sống

1. Nhận Biết:

- Nêu được các ngành động vật không xương sống

3. Vận dụng

- Đề ra được các biện pháp phòng tránh bệnh giun sán kí sinh ở người

1

1

4. Đa dạng động vật có xương sống

4.1. Nhận biết động vật có xương sống

4.2. Sự đa dạng động vật có xương sống

1. Nhận biết

- Nêu được đặc điểm chung của lớp động vật có vú

3. Vận dụng

- Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống

1

1

4.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ

TRƯỜNG TH&THCS

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: KHTN 6
Thời gian làm bài 60 phút

* Trắc nghiệm: 3 điểm

Câu 1: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

A. Lên men bánh, bia, rượu…
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật

Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?

A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết

Câu 3: Ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?

A. Hạt kín
B. Hạt trần
C. Dương xỉ
D. Rêu

Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 5: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?

A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm

Câu 6: Cho các ngành động vật sau:

(1) Thân mềm (4) Ruột khoang

(2) Bò sát (5) Chân khớp

(3) Lưỡng cư (6) Giun

Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?

A. (1), (2), (3), (4)
B. ( 1), (4), (5), (6)
C. (2), (3), (5), (6)
D. (2), (3), (4), (6)

* Tự luận: 7 điểm

Câu 7: 3 điểm

Kể tên 5 vai trò của thực vật đối với đời sống con người? mỗi vai trò cho một ví dụ?

Câu 8: 1 điểm

Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?

Câu 9: 2 điểm

Để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh ở người chúng ta cần có những biện pháp nào?

Câu 10: 1 điểm

Cho các động vật sau: Con thỏ, Con bò, thú mỏ vịt, Cá heo.

Vì sao các động vật trên được xếp vào lớp động vật có vú (lớp thú)?

4.4. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

* Trắc nghiệm: 3 điểm

Mỗi câu đúng 0,5 điểm

Câu123456
Đáp ánDBACBB

CâuĐáp ánBiểu điểm

Câu 7

3 điểm

* Vai trò của thực vật với đời sống con người

- Làm lương thực, thực phẩm: gạo, rau xanh,..

- Làm thuốc, gia vị: Rau ngải cứu, ….

- Làm đồ dùng và giấy: Gỗ thông, tre,…

- Làm cây cảnh và trang trí: Tùng la hán, hoa hồng

- Cho bóng mát và điều hòa không khí: Cây bàng ,…

1

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 8

1 điểm

a. + Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống

+ Động vật có xương sống có bộ xương trong

- Có xương sống ở dọc lưng

- Trong cột sống chứa tủy sống

0, 25

0,25

0,25

0,25

Câu 9

2 điểm

a. Biện pháp phòng tránh bệnh giun sán kí sinh

- Giữ vệ sinh trong ăn uống

- Ăn chín, uống sôi

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Tẩy giun sán định kì

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 10

1 điểm

b. Vì các động vật trên đều có những đặc điểm chung như :

- Có lông mao bao phủ cơ thể

- Sinh sản: Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

- Có răng

0,25

0,5

0,25

....

>> Tải file để tham khảo các đề còn lại!

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK