Đề thi cuối kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra cuối kì 1 Lý 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả đề trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Đề thi học kì 1 Lý 10 Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 5 Đề thi Vật lí lớp 10 cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi học kì 1 Vật lý 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024
Đề thi cuối kì 1 Vật lí 10
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:
A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.
Câu 2: Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?
A. Dặm.
B. Hải lí.
C. Năm ánh sáng.
D. Năm.
Câu 3: Một học sinh đo cường độ dòng điện đi qua các đèn Đ1 và Đ2 (hình 1) được các giá trị lần lượt là I1=2,0±0,1A, I2=1,5±0,2A
Cường độ dòng điện I trong mạch chính được cho bởi I = I1 + I2. Tính giá trị và viết kết quả của I.
A. I=3,5+0,3A.
B. I=3,5−0,3A.
C. I=3,5.0,3A.
D. I=3,5±0,3A.
Câu 4: Một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B với vận tốc 40 km/h. Sau đó ô tô quay trở về A với tốc độ 60 km/h. Giả sử ô tô luôn chuyển động thẳng đều. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về.
A. 48 km/h.
B. 50 km/h.
C. 0 km/h.
D. 60 km/h.
Câu 5: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1=15km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình là v2=25km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường?
A. 16,75 km/h.
B. 17,75 km/h.
C. 18,75 km/h.
D. 19,75 km/h.
Câu 6: Một người có thể bơi với vận tốc 2,5 m/s khi nước sông không chảy. Khi nước sông chảy với vận tốc 1,2 m/s theo hướng bắc nam thì sẽ làm thay đổi vận tốc của người bơi. Tìm vận tốc tổng hợp của người đó khi bơi ngược dòng chảy.
A. 1,3 m/s theo hướng Đông.
B. 1,3 m/s theo hướng Tây.
C. 1,3 m/s theo hướng Bắc.
D. 1,3 m/s theo hướng Nam.
Câu 7: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v = 7.
B. v = 6t2 + 2t - 2.
C. v = 5t – 4.
D. v = 6t2 - 2.
Câu 8: Một chiếc xe thể thao đang chạy với tốc độ 110 km/h thì hãm phanh và dừng lại trong 6,1 giây. Tìm gia tốc của nó.
A. 5 m/s2.
B. -5 m/s2.
C. 5 m/s2.
D. -5 m/s2.
Câu 9: Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m/s. Để giảm vận tốc sau khi tiếp đất, máy bay chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m/s2.. Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể từ khi tiếp đất?
A. 25 s.
B. 20 s.
C. 15 s.
D. 10 s.
Câu 10: Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
A. 37,5 m.
B. 75 m.
C. 112,5 m.
D. 150 m.
Câu 11. Lúc 7h15 phút giờ sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với vận tốc không đổi 36 km/h để đuổi theo một người đi xe đạp chuyển động với v = 5 m/s đã đi được 36 km kể từ A. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ.
A. 7h 15 phút.
B. 8h 15 phút.
C. 9h 15 phút.
D. 10h 15 phút.
Câu 12: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
A. 9,82m/s.
B. 9,8 m/s.
C. 98 m/s.
D. 6,9 m/s.
Câu 13: Một vận động viên đẩy tạ như hình dưới. Các vận động viên phải dùng hết sức để đẩy một quả tạ sao cho nó có tầm xa nhất. Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.
A. Vận tốc ném ban đầu.
B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
C. Độ cao của vị trí ném vật.
D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 14: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?
A. Bên trái.
B. Bên phải.
C. Chúi đầu về phía trước.
D. Ngả người về phía sau.
Câu 15: Chọn đáp án đúng. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là
A. điểm đặt trên vật ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
B. phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc.
C. độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 17: Lực cản của chất lưu có đặc điểm:
A. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
B. Phương trùng với phương chuyển động của vật trong chất lưu.
C. Ngược với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
......................
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2 là:
Bài 2: Một vật có khối lượng m = 10 kg, chịu tác dụng của lực kéo FK hợp với phương ngang một góc 300 và lực ma sát có hệ số ma sát µ = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Biết vật chuyển động nhanh dần trên mặt ngang không vận tốc đầu, sau khi đi được 100 m vật đạt vận tốc 20 m/s. Lực kéo tác dụng lên vật có độ lớn là bao nhiêu?
Bài 3: Một con tàu vượt biển lớn bị mắc cạn gần đường bờ biển (tương tự trường hợp của tàu Costa Concordia vào ngày 13/01/2012 tại Ý) và nằm nghiêng ở một góc như Hình 14.7. Người ta đã sử dụng các tàu cứu hộ để gây ra một lực F = 5,0.105 N tác dụng vào điểm A của tàu theo phương ngang để giúp tàu thẳng đứng trở lại. Xác định moment lực của lực tác dụng này tương ứng với trục quay đi qua điểm tiếp xúc của tàu với mặt đất.
Ma trận đề thi học kì 1 môn Vật lí 10
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức, kĩ năng | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng số câu | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Trắc nghiệm | Tự luận | |||
1 | Mở đầu | 1.1. Khái quát về môn Vật lí | 1 | 1 |
|
| 2 |
|
1.2. Vấn đề an toàn trong Vật lí | 1 | 1 |
|
| 2 |
| ||
1.3. Đơn vị và sai số trong Vật lí | 1 | 1 |
|
| 2 |
| ||
2 | Mô tả chuyển động | 2.1. Chuyển động thẳng | 1 | 1 | 1 |
| 3 |
|
2.2. Chuyển động tổng hợp |
| 1 | 1 |
| 2 |
| ||
3 | Chuyển động biến đổi | 3.1. Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều |
| 1 | 1 | 1 (TL) | 2 | 1 |
3.2. Sự rơi tự do | 1 | 1 |
|
| 2 |
| ||
3.3. Chuyển động ném |
| 1 | 1 |
| 2 |
| ||
4 | Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn | 4.1. Ba định luật Newton về chuyển động | 1 | 1 | 1 | 1 (TL) | 3 | 1 |
4.2. Một số lực trong thực tiễn |
| 1 | 1 | 1 (TL) | 2 | 1 | ||
4.3. Chuyển động của vật trong chất lưu | 1 | 1 |
|
| 2 |
| ||
5 | Moment lực. Điều kiện cân bằng | 5.1. Tổng hợp lực – Phân tích lực | 1 | 1 |
|
| 2 |
|
5.2. Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật | 1 |
| 1 |
| 2 |
| ||
Tổng số câu |
|
|
|
|
| 28 | 3 | |
Tỉ lệ điểm |
|
|
|
|
| 7 | 3 |
Lưu ý:
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.
- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.
.................
Tải File tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Vật lí 10