TOP 4 Đề đọc hiểu Sang thu của Hữu Thỉnh có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu thật tốt, để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.
Với các dạng đề đọc hiểu Sang thu, các em sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm, tác giả. Ngoài ra, có thể tham khảo bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá để vận dụng cách hiểu, tư duy. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề đọc hiểu Sang thu của Hữu Thỉnh
Đề đọc hiểu Sang thu - Đề 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong bài thơ nào? Giới thiệu đôi nét về tác giả
Câu 2: Có thể thay thế từ “phả” bằng từ “tỏa” được không?
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu 4: Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa gì trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ?
Đáp án đề đọc hiểu Sang thu
Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong bài thơ Sang thu.
- Giới thiệu đôi nét về tác giả:
- Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
- Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về Con người và cuộc sống nông thôn.
Câu 2: Không thể thay từ “phả” bằng từ “tỏa” bởi vì:
- “phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may choán lấy tâm trí của con người, lan toả khắp không gian.
- “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận.
=> Tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.
Câu 3: Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên là:
- Biện pháp nhân hóa:
- Sương chùng chình: nghệ thuật nhân hóa, kết hợp với từ láy gợi hình, diễn tả hình ảnh dòng sông êm đềm lững lờ trôi như lắng lại phù sa, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.
- Chim vội vã - nghệ thuật nhân hóa gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn bởi chúng cũng đã cảm nhận được hơi se lạnh của mùa thu.
- “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”: nghệ thuật nhân hóa độc đáo và thi vị nhất trong bài sang thu, đám mây như dải lụa mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời, chiếc cầu nối mỏng manh giữa hai mùa.
- Nghệ thuật đối: Sương chùng chình >< Chim vội vã - Vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.
→ Nghệ thuật nhân hóa, đối khiến cho hình ảnh tự nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc với con người, có sức truyền cảm tới người đọc cũng như gợi lên những liên tưởng thú vị.
Câu 4: Hai từ “dềnh dàng” và cụm từ “bắt đầu vội vã” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ là:
- Từ “dềnh dàng” và “cụm từ “bắt đầu vội vã” gợi ra hai trạng thái đối lập của sự vật, hiện tượng.
- Sông dềnh dàng: gợi hình ảnh dòng sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và của khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng.
- “Bắt đầu vội vã” là hình ảnh những đàn chim bắt đầu tìm cho mình cuộc sống ấm áp, dễ chịu hơn, tránh đi sự se lạnh của mùa mới đang tới gần.
Đề đọc hiểu Sang thu - Đề 2
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
...........
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
Câu 1: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ gì? Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.
Câu 2: Chỉ ra từ đồng nghĩa trong bài thơ trên. Theo em, cách tác giả sử dụng chúng trong bài thơ có giống nhau không? Hãy chỉ rõ.
Câu 3: Hãy phân tích câu thơ:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu 4: Có ý người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao?
Đáp án đề đọc hiểu Sang thu
Câu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ năm chữ.
Ý nghĩa nhan đề của bài thơ là: "Sang thu" như một lời thông báo về bước chuyển mình lúc giao mùa. Nhan đề bài thơ cho người đọc thấy được cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình trong khoảnh khắc sang thu. Thông qua nhan đề ta cũng cảm nhận được góc nhìn và những rung cảm đẹp đẽ của Hữu Thỉnh trước cuộc sống và tự nhiên.
Câu 2:
- Hai từ đồng nghĩa là "chùng chình" và "dềnh dàng".
- Theo em, cách tác giả sử dụng chúng trong bài thơ có ý nghĩa giống nhau ở chỗ: cùng sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả sự chuyển biến thong thả, chậm rãi của sự vật.
Câu 3: Hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai của bài "Sang thu" gợi ra sự tưởng tượng đầy chất thơ, đúng như sự nhẹ nhàng, mềm mại của mùa thu.
- “Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu”-> Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này.
- Nghệ thuật nhân hóa giúp ta hình dung đám mây mùa hạ đang có sự biến đổi, để bước sang mùa mới. Hình ảnh đám mây hiền lành, lặng lẽ nhưng như vẫn còn nhiều sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn rời.
Câu 4: Sấm và hình ảnh hàng cây đứng tuổi ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ, chứa đựng suy nghĩ và triết lý về con người và cuộc đời.
- Hình ảnh ẩn dụ "sấm":
- Nghĩa thực: hiện tượng tự nhiên của thời tiết. -> Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa.
- Nghĩa ẩn dụ: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời
- Hình ảnh ẩn dụ “Hàng cây đứng tuổi”
- Nghĩa thực: hình ảnh tả thực của tự nhiên về những cây cổ thụ lâu năm.
- Nghĩa ẩn dụ: thế hệ những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời.
=> Cả hai câu thơ: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” để nói về lắng đọng rất suất để nhận ra xao động mơ hồ huyền ảo của thiên nhiên và những sự xôn xao, bâng khuâng sâu lắng con người. Hai câu thơ cuối nói về hình ảnh con người trải qua biến cố thử thách sẽ có kinh nghiệm, trở nên hiểu mình, hiểu người và hiểu đời hơn.
Đề đọc hiểu Sang thu - Đề 3
Đọc bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Câu 1: Bài thơ trên có tựa đề là gì? Của ai sáng tác. Giới thiệu đôi nét về tác phẩm
Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm
Câu 3: Xác định thành phần tình thái trong khổ thơ sau, nêu tác dụng.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Câu 4: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của bài Sang thu.
Đáp án đề đọc hiểu Sang thu
Câu 1: Bài thơ trên có tựa đề là: Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm: Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”.
Câu 2: Ý nghĩa nhan đề của bài thơ là: "Sang thu" như một lời thông báo về bước chuyển mình lúc giao mùa. Nhan đề bài thơ cho người đọc thấy được cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình trong khoảnh khắc sang thu. Thông qua nhan đề ta cũng cảm nhận được góc nhìn và những rung cảm đẹp đẽ của Hữu Thỉnh trước cuộc sống và tự nhiên.
Câu 3:
Thành phần tình thái được thể hiện trong khổ thơ trên được bộc lộ qua câu thơ “Hình như thu đã về”.
Tác dụng: Cảm xúc “hình như” gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét. Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối.
Câu 4: Biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu của bài "Sang thu" là:
- Biện pháp tu từ đảo ngữ: Sử dụng động từ “bỗng” diễn tả sự bất ngờ, như một từ để thu hút tất cả các giác quan phải chú ý tới những dấu hiệu thu sang.
- Thủ pháp nhân hóa: “sương chùng chình qua ngõ” khiến cho hình ảnh những màn sương giống như cô gái mong manh, tinh khôi vẫn còn ngập ngừng trong từng bước đi của mình.
=> Hình ảnh đẹp về nàng thu mơ mộng, thanh tao.
Đề đọc hiểu Sang thu - Đề 4
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Câu 1. Bài thơ trên sử dụng thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Tự do
D. Tám chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?
A. Từ một mùi hương
B. Từ một cơn mưa
C. Từ một đám mây
D. Từ một cánh chim
Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Điệp từ
Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?
A. Đi rất chậm, dò từng bước một
B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
C. Ngập ngừng như không muốn đi
D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói
Câu 6: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?
A. Hồn nhiên, tươi trẻ
B. Lãng mạn, thanh thoát
C. Mới mẻ, tinh tế
D. Mộc mạc, chân thành
Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu có đặc điểm gì?
A. Sôi động, náo nhiệt
B. Bình lặng, ngưng đọng
C. Xôn xao, rộn rang
D. Nhẹ nhàng, giao cảm
Câu 8: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?
A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
B. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
D. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ
Câu 9: Có ý người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có đồng ý với ý kiến đó không, tại sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ vì nó chứa những suy nghĩ về cuộc đời và con người.
- Về hình ảnh ẩn dụ “sấm”:
+ Nghĩa thực: là hiện tượng thiên nhiên (thời tiết)
+ Nghĩa ẩn dụ: Biến động của cuộc đời
- Về hình ảnh ẩn dụ “Hàng cây đứng tuổi”:
+ Nghĩa thực: cây cối với sự già cỗi, quy luật của tự nhiên
+ Nghĩa ẩn dụ: Những con người trải nhiều, vượt qua những thăng trầm cuộc sống
Câu 10: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.
Trả lời:
Mạch cảm xúc trong bài thơ Sang thu của Hưu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ oi ả của cái nắng chói chang đã qua đi, nhường đường cho mùa thu ấm áp đó là những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi trực tiếp đón cảnh màu thu, sang thu đẹp đẽ. Với mạch cảm xúc xuyên suốt nội dung độc đáo của bài thơ về khoảnh khắc giao mùa và cảm xúc, suy nghĩ về cuộc đời khi sang thu.