Tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương là một câu hỏi rất hay nằm trong chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương mang đến gợi ý cách tìm hiểu và 3 câu trả lời hay, đầy đủ nhất. Thông qua tài liệu này các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, biết cách viết về mô hình sản xuất kinh doanh của địa phương em. Đồng thời nhanh chóng trả lời câu hỏi 3 phần luyện tập bài Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 7.
Tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương
Gợi ý tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương
- Tìm hiểu và nhận xét ưu điểm, hạn chế của một số mô hình hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương em.
- Tìm hiểu một mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong thực tế, giới thiệu mô hình này với các bạn trong lớp.
- Tìm hiểu trong thực tiễn một doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình sau và giới thiệu vài nét về doanh nghiệp đó: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước.
Tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương
Mô hình công ty TNHH 1 thành viên sản xuất bao bì
Với mô hình này thì sẽ do một người đăng ký sản xuất, kinh doanh và đứng tên. Sau khi đăng ký thì người chủ sở hữu sẽ thực hiện phát triển quy trình sản xuất bằng những máy móc do tài sản của bản thân đầu tư, và thuê người lao động làm việc cho mình.
Ưu điểm của mô hình này là:
- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định đến vấn đề của doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn về bằng những khoản vốn mình đã góp.
- Hoạt động linh hoạt, bộ máy gọn nhẹ.
- Có tư cách pháp nhân.
Nhược điểm là:
- Khó khăn trong việc huy động vốn vì không được phát hành cổ phiếu.
- Khi muốn thêm nguồn vốn từ cá nhân, tổ chức thì phải chuyển nhượng cổ phần đồng nghĩa với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật liên quan đến doanh nghiệp của mình.
Như vậy với những mô hình kinh doanh trên về cách thức hoạt động và ưu nhược điểm cho thấy được bản chất của các mô hình kinh doanh.
Mô hình hộ sản xuất kinh doanh nông sản
Mô hình sản xuất hộ kinh doanh nông nghiệp ở địa phương em là một mô hình phổ biến bởi người dân nơi đây chủ yếu canh tác rau màu chuyên canh với diện tích lớn. Mô hình này được phát triển theo gia đình, gia đình anh Hải đã đăng ký kinh doanh hộ gia đình và thực hiện thực hiện vừa sản xuất vừa thu mua rau màu của bà con. Sau khi thu mua thì các thành viên trong gia đình anh Hải và những người lao động làm thuê sẽ lựa chọn, phân loại theo chất lượng và số lượng nhất định. Sau khi phân loại thì sẽ dùng xe tải để chở đi phân phối cho người bán lẻ và bán tại chợ đầu mối.
Với mô hình này thì có:
- Ưu điểm là do hoàn toàn gia đình anh Hải quản lý và sở hữu.
- Nhược điểm là chỉ được phép sử dụng dưới 10 lao động, không có tư cách pháp nhân và hộ gia đình phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Mô hình hợp tác xã nông nghiệp
Mô hình hợp tác xã nông nghiệp có ở địa phương em với 1 cơ sở hợp tác xã. Mô hình này được ứng dụng để phát triển những hình thức, phương thức canh tác nông nghiệp mang lại hiệu quả bằng ứng dụng những khoa học, công nghệ tiên tiến. Hợp tác xã ở địa phương em là do nhiều thành viên cùng tham gia xây dựng đây là mô hình kinh tế tập thể. Trong thời kỳ khí hậu bị biến đổi thì cần nghiên cứu và thực hiện những hoạt động canh tác rau nông nghiệp mới mang lại nguồn thực phẩm sạch cho nhân dân.
Những thành viên tham gia sẽ cùng thực hiện chủ trương xây dựng mô hình nông nghiệp và quá trình chăm sóc theo chỉ tiêu hợp tác xã.
- Mô hình này có ưu điểm: do một nhóm người đồng sở hữu và quản lý; có tư cách pháp nhân; những người tham gia chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
- Nhược điểm là nguồn vốn góp hạn chế do chỉ được góp vốn từ người tham gia và hỗ trợ của các tổ chức; quản lý khó khăn khi có nhiều người đồng sở hữu vì không đồng nhất quan điểm.