Trang chủ Học tập Lớp 6 Đề thi giữa kì 2 lớp 6

TOP 3 Đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật lớp 6 năm 2023 - 2024 (Có ma trận)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 - 2024

3 Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 6 môn Mĩ thuật (Có đáp án + Ma trận)

TOP 3 Đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 - 2024, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi giữa kì 2 năm 2023 - 2024.

Bộ đề thi giữa kì 2 Mĩ thuật 6 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 2 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Âm nhạc 6. Vậy chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 - Đề 1

1.1. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Môn: Mĩ thuật lớp 6
Thời gian: 1 tiết (Tuần 28)

a) Nội dung đề:

Câu 1: Em hãy trang trí thảm hình vuông với họa tiết trống đồng.

Câu 2: Viết và chia sẻ một số thông tin về chất liệu, sản phẩm mà em tạo được. (tên sản phẩm, chất liệu, cách tạo sản phẩm, cách sử dụng họa tiết trang trí,…).

b) Yêu cầu:

- Hình thức tạo hình: 2D trang trí thảm hình vuông có sử dụng họa tiết trống đồng (có thể kết hợp vẽ với in hoặc cắt dán… )

- Chất liệu, vật liệu: Giấy vẽ khổ A4; màu các loại

- Kích thước: 15cm x 15 cm (cá nhân)

- Bài viết.

1.2. Hướng dẫn đánh giá nội dung nội kiểm tra và xếp loại

Chọn một trong hai cách hướng dẫn đánh giá, xếp loại dưới đây:

Cách 1: Hướng dẫn đánh giá nội dung KT theo tiêu chí mức độ đánh giá

Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG

Nội dung

Tiêu chí đánh giá

Mĩ thuật ứng dụng

1. Thể hiện được cách trang trí hình vuông với họa tiết trống đồng

2. Lựa chọn được chất liệu, hoạ tiết trống đồng vào trang trí thảm hình vuông.

3. Thể hiện được việc sắp xếp các yếu tố tạo hình như cân bằng, đối xứng, xen kẽ, lặp lại..., tương phản vào bài thực hành trang trí thảm hình vuông.

4. Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm thực hành (cá nhân). Phân tích được nhịp điệu và sự cân bằng trong bài vẽ.

5. Chia sẻ được kinh nghiệm áp dụng dạng thức trang trí cân bằng, đối xứng trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

Xếp loại:

- Chưa đạt: : HS chỉ đạt 2 trong tổng số 5 tiêu chí (hoặc đạt 3 tiêu chí trở lên nhưng trong đó không có tiêu chí 3).

- Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí trở lên.Trong đó có tiêu chí 3.

Cách 2: Hướng dẫn đánh giá nội dung KT theo tiêu chí mức độ đánh giá cụ thể với mỗi phần năng lực của môn học.

Phiếu đánh giá nội dung kiểm tra và hướng dẫn xếp loại theo mức độ đánh giá:

Năng lực mĩ thuật

Nhận biết

(20%)

Thông hiểu

(25%)

Vận dụng

(40%)

Vận dụng cao

(15%)

Quan sát và nhận thức

– Xác định được

hiểu biết về cách sử dụng họa tiết trống đồng vào trang trí Thảm hình vuông

– Hiểu được cách sử dụng họa tiết trống đồng vào trang trí Thảm hình vuông.

– Vận dụng được nguyên lí lặp lại, cân bằng, tương phản của một số yếu tố tạo hình vào trang trí Thảm hình vuông

– Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm học tập.

(5%)

(5%)

(5%)

(5%)

Sáng tạo và ứng dụng

- Xác định được họa tiết phù hợp với yêu cầu đề bài

- Lựa chọn chất liệu, họa tiết phù hợp với hình thức thực hành trên sản phẩm bài trang Thảm hình vuông.

– - Tạo được sản phẩm trang trí thảm hình vuông, có sử dụng yếu tố và nguyên lí tạo hình trên sản phảm thực hành.

– Tạo được sản phẩm thể hiện đặc trưng cho việc sử dụng họa tiết trống đồng vào trang trí thảm hình vuông

(10%)

(15%)

(30%)

(5%)

Phân tích và

đánh giá

– Chỉ ra được các bước cơ bản trong thực hành sản phẩm.

– Phân tích được nhịp điệu và sự cân bằng trong bài vẽ.

- Biết cách trưng bày sản phẩm cá nhân. Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm thực hành

– Biết đặt câu hỏi, trả lời, trao đổi về sản phẩm và học hỏi kinh nghiệm thực hành trong đánh giá.

(5%)

(5%)

(5%)

(5%)

XẾP LOẠI

Mức Chưa đạt: Tổng các mức độ đánh giá < 50%

Mức Đạt: Tổng các mức độ đánh giá ≥ 50%

1.3. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6

Nội dung kiểm tra

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Mĩ thuật ứng dụng.

Yếu tố và nguyên lí tạo hình

Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình

- Nét, hình, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Nguyên lí tạo hình

- Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hòa.

Thể loại:

Lựa chọn, kết hợp:

- Đồ hoạ

- Lí luận lịch sử mĩ thuật.

Hoạt động thực hành và thảo luận:

- Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D

- Thảo luận về sản phẩm thực hành của học sinh

Định hướng chủ đề: Văn hóa xã hội

Nhận biết:

- Xác định nội dung chủ đề: Trang trí thảm hình vuông với họa tiết trống đồng.

Thông hiểu:

Lựa chọn được chất liệu, hoạ tiết trống đồng vào trang trí thảm hình vuông.

- Phân tích được nhịp điệu và sự cân bằng trong bài vẽ.

- Hiểu được mối liên hệ giữa mĩ thuật với một số môn học, hoạt động giáo dục khác như lịch sử, địa lí.

Vận dụng:

– Vận dụng được yếu tố tạo hình nét, hình, màu sắc…vào thực hành trang trí thảm hình vuông.

- Vận dụng được nguyên lí lặp lại, cân bằng và nhịp điệu vào trang trí thảm hình vuông

- Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm thực hành (cá nhân/nhóm).

Vận dụng cao:

Chia sẻ được dạng thức trang trí cân bằng, đối xứng trong thực hành và cuộc sống.

2. Đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 - Đề 2

2.1. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM 2023 - 2024
Nội dung: Mĩ thuật
(Thời gian 45 phút)

Câu 1: Em hãy thiết kế một bìa lịch treo tường có sử dụng màu sắc của lễ hội.

Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (chất liệu/vật liệu, ý tưởng thiết kế…).

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6

Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG

1. Thể hiện được mục đích sử dụng sản phẩm bìa lịch treo tường có sử dụng màu sắc của lễ hội.

2. Hiểu được sự phù hợp của bìa lịch treo tường với mục đích sử dụng.

3. Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản, nhịp điệu…vào thiết kế bìa lịch treo tường.

4. Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm bìa lịch treo tường (cá nhân/nhóm).

5. Chia sẻ được kinh nghiệm trong thực hành, sáng tạo sản phẩm bìa lịch treo tường.

Xếp loại:

- Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí.

- Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí.

2.3. Bản đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6

Nội dung kiểm tra

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Mĩ thuật ứng dụng

Yếu tố và nguyên lí tạo hình

Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình:

– Chấm, nét, hình, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Nguyên lí tạo hình:

– Hình khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Thể loại:

Lựa chọn, kết hợp:

– Lí luận và lịch sử mĩ thuật

– Thiết kế đồ hoạ

Hoạt động thực hành và thảo luận

Thực hành

– Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D, 3D.

Thảo luận

– Sản phẩm thực hành của học sinh

Định hướng chủ đề

_ Lựa chọn, kết hợp:

– Văn hoá, xã hội.

Nhận biết:

– Xác định được các loại vật liệu phù hợp để tạo nên sản phẩm.

Thông hiểu:

– Phân biệt được giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm thiết kế. Vận dụng:

– Vận dụng được một số yếu tố tạo hình vào thiết kế sản phẩm.

– Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm học tập.

Vận dụng cao:

– Biết đặt câu hỏi, trả lời, trao đổi về sản phẩm và học hỏi kinh nghiệm thực hành trong đánh giá.

3. Đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 - Đề 3

3.1. Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6

PHÒNG GD-ĐT…..
TRƯỜNG THCS …..

ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II NĂM 2023 - 2024
Môn Mĩ Thuật Lớp 6 - THCS

Nội dung: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài mẹ của em

Yêu cầu: Kích thước: Cỡ giấy A4 Màu sắc : Tuỳ chọn

3.2. Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6

Yêu cầu cần đạtĐánh giáXếp loại

- Nội dung: Phù hợp với đề tài người mẹ.

- Bố cục: Chặt chẽ, có tính sáng tạo.

- Hình ảnh: Phù hợp với nội dung.

- Màu sắc: Hàu hòa, hợp gam, hợp nội dung.

Đạt loại giỏi

Đạt (Đ)

- Nội dung: phù hợp với đề tài người mẹ.

- Bố cục: có chính, có phụ.

- Hình ảnh: phù hợp với nội dung.

- Màu sắc: biết phối màu nhưng chưa rõ trọng tâm.

Đạt loại khá

- Nội dung: đạt yêu cầu.

- Bố cục: chưa hợp lý, còn rời rạc.

- Hình ảnh: chưa cô đọng, chưa có sự chọn lọc.

- Màu sắc: chưa hài hòa, còn cẩu thả.

Đạt loại trung bình

- Nội dung: đạt yêu cầu.

- Bố cục: rời rạc.

- Hình ảnh: chưa nói lên được nội dung.

- Màu sắc: thiếu đậm, vẽ màu cẩu thả, chưa xong.

Loại dưới trung bình

Chưa đạt

(CĐ)

- Không làm bài

3.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụng ở mức độ thấpVận dụng ở mức độ caoTổng

Nội dung

Tỷ lệ

Tìm được nội dung phù hợp với đề tài mẹ của em

5%

Nội dung mang tính GD, phản ánh thực tế về mẹ

5%

Nội dung mang tính GD cao, phản ánh thực tế người mẹ của mình

10%

20%

Hình ảnh

Tỷ lệ

Hình ảnh phù hợp với nội dung về mẹ

5%

Hình ảnh phù hợp, sinh động

5%

Hình ảnh đẹp, phong phú, gần gũi với đối tượng

10%

20%

Bố cục

Tỷ lệ

Bài vẽ có bố cục đơn giản

5%

Bài vẽ rõ mảng chính, phụ; chặt chẽ

5%

Bố cục đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, rõ trọng tâm

10%

20%

Đường nét

Tỷ lệ

Nét vẽ tự nhiên

5%

Nét vẽ linh hoạt đúng hình

5%

Nét vẽ gây cảm xúc, tạo phong cách riêng

10%

20%

Màu sắc

Tỷ lệ

Gam màu theo ý thích

5%

Màu sắc có trọng tâm, có đậm có nhạt

5%

Màu sắc có cảm xúc, rõ trọng tâm, hợp nội dung

10%

20%

Tổng

Tỷ lệ

10%

15%

25%

50%

100%

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 - 2024
zip Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 - 2024 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK