TOP 15 dàn ý Tả đồ chơi lớp 4 hay nhất

15 dàn ý chi tiết miêu tả đồ chơi lớp 4

Lập dàn ý tả đồ chơi lớp 4

TOP 15 Dàn ý chi tiết miêu tả đồ chơi, giúp các em học sinh lớp 4 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý miêu tả gấu bông, tả búp bê, tả chiếc máy bay đồ chơi, tả bộ ghép hình, tả con xúc xắc... thật hay.

Tả đồ chơi

Khi lập dàn ý tả đồ chơi lớp 4, các em sẽ dựa vào dàn ý đó để triển khai thành bài văn tả đồ chơi yêu thích thật sinh động, với đầy đủ những ý quan trọng. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Lập dàn ý tả đồ chơi lớp 4

a) Mở bài: Giới thiệu về món đồ chơi mà em muốn miêu tả.

b) Thân bài:

- Miêu tả khái quát về món đồ chơi:

  • Món đồ chơi ấy xuất xứ từ đâu? Em đã sở hữu nó bao lâu rồi? Hiện nay nó có còn mới không?
  • Món đồ chơi đó được làm chủ yếu từ chất liệu gì? Có nặng không?
  • Món đồ chơi đó có kích thước như thế nào? Có to lớn không? Có cồng kềnh khi di chuyển không?
  • Màu sắc chủ đạo của món đồ chơi là gì? Đó có phải là màu sắc em yêu thích không?

- Miêu tả chi tiết về món đồ chơi đó:

  • Món đồ chơi đó gồm các bộ phận nào? Đâu là bộ phận quan trọng nhất của món đồ chơi?
  • Miêu tả từng bộ phận của món đồ chơi với các thông tin như: kích thước, vị trí, màu sắc, công dụng…
  • Tập trung miêu tả kĩ ở bộ phận mà em cho là quan trọng hoặc em yêu thích nhất?
  • Để chơi món đồ chơi đó, cần có những yêu cầu gì? (cần gió, cần nước, cần pin, cần nguồn điện…)
  • Em thường chơi món đồ chơi đó vào lúc nào? Cùng với ai?

c) Kết bài:

  • Cảm xúc của em mỗi khi chơi món đồ chơi đó?
  • Tình cảm của em dành cho món đồ chơi?
  • Cách em bảo quản và vệ sinh món đồ chơi đó?

Dàn ý tả đồ chơi

1. Mở bài

  • Giới thiệu đồ chơi mà em yêu thích

2. Thân bài

  • Miêu tả các đặc điểm của đồ chơi: hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo
  • Công dụng của đồ chơi: đồng hồ báo thức để báo giờ, bàn học để học bài, cặp sách để đựng sách vở đi học,...
  • Em sử dụng đồ chơi ấy như thế nào: sử dụng hàng ngày, cẩn thận và gìn giữ,...

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về đồ chơi đó: Yêu quý, trân trọng, ý muốn gắn bó,...

Dàn ý tả con thỏ bông

1. Mở bài: Giới thiệu con thỏ bông

  • Món đồ chơi em thích nhất.
  • Món quà bố đi công tác ở Sài Gòn tặng.

2. Thân bài: Tả con thỏ bông

a. Tả bao quát:

  • Cao khoảng 30cm
  • Hình dáng tròn tròn, mập mập
  • Toàn thân nó trắng tinh giống như cục bông gòn

b. Tả chi tiết:

  • Chiếc đầu tròn có hai cái tai rộng, dài chọc thẳng lên trời
  • Hai con mắt màu đen, chiếc mũi tròn to như chiếc mũi lợn.
  • Ở cổ thắt một chiếc nơ caro màu xám.
  • Hai tay tròn vo đang dang rộng
  • Hai chân giơ về trước với tư thế ngồi.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em

  • Em rất thích con thỏ bông, mỗi đêm em đều ôm nó ngủ.
  • Em luôn giữ cho thỏ được sạch sẽ và chơi cẩn thận không làm nó bị rách.

Dàn ý Tả chiếc máy bay đồ chơi

I. Mở bài

Giới thiệu về chiếc máy bay đồ chơi định tả

II. Thân bài

- Lí do/ Nguyên nhân em có chiếc máy bay đồ chơi đó

- Ngoại hình của chiếc máy bay đó:

  • Chiếc máy bay đó là kiểu máy bay gì: Máy bay chở khách/ phi cơ/ máy bay quân đội...
  • Màu sắc, hình dáng của nó thế nào
  • Các chi tiết nổi bật ở chiếc máy bay đó

- Hoạt động của em với chiếc máy bay đó:

  • Giúp em vui chơi cùng bạn bè sau những giờ học tập căng thẳng.
  • Giúp em hình dung ra một chiếc máy bay sẽ như thế nào

III. Kết bài

  • Cảm nhận của em về chiếc máy bay đó.

Dàn ý tả bộ ghép hình

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về bộ lắp ghép:

  • Do ai tặng hoặc mua cho? Nhân dịp gì?
  • Em đã có chú gấu đó bao lâu rồi?

b. Thân bài

- Quan sát bao quát:

  • Gồm một hộp mica hình chữ nhật đựng các khối lắp ghép đủ màu sắc và đủ hình dạng.
  • Đi kèm các khối nhựa là một tập giấy hướng dẫn cách lắp các hình.

- Quan sát chi tiết:

  • Các khối lắp ghép gồm các khối hình tam giác, vuông, chữ nhật, tròn, bán nguyệt... được làm bằng nhựa cứng có thể gắn khít vào nhau.
  • Các khối lắp ghép gồm các màu trắng, đỏ, xanh lá, xanh biển, cam và đen.
  • Tập giấy hướng dẫn lắp ghép hình làm bằng giấy cứng, in màu các mô hình lắp ghép được đánh số thứ tự thao tác.
  • Có thể lắp ghép các mô hình sau: nhà ngói, nhà tầng, công viên, nhà máy, xe lửa, tàu thủy...

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho bộ lắp ghép
  • Em sẽ giữ gìn, bảo vệ bộ lắp ghép luôn sạch sẽ như lúc mới về nhà

Dàn ý tả con xúc xắc

Đồ chơi xúc xắc
Đồ chơi xúc xắc

1. Mở bài

  • Giới thiệu đồ chơi mà mình muốn tả (ví dụ tả cái xúc xắc - cái xúc xắc có trong trường hợp nào, ...)

2. Thân bài

- Tả bao quát cái xúc xắc: loại đồ chơi đơn giản bằng nhựa tổng hợp. Phần chính của nó là một con búp bê xoay quanh một trục.

- Tả những đặc điểm của các bộ phận:

  • Búp bê màu đỏ nằm gọn trong cái vòng nhựa màu vàng gần hai mặt úp nhau, bên trong là những hạt nhựa.
  • Cái vòng được gắn với một cái cán tròn màu xanh dài độ hai mươi phân để cầm cho tiện. Chính cái cán này khi lắc xúc xắc thì nó phát ra tiếng kêu kì lạ.
  • Giữa bụng con búp bê có một đai thắt như một cái nơ.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ của mình về thứ đồ chơi ấy (có thể nói về sự cất giữ bảo quản cẩn thận sau khi chơi nên đã hai ba năm rồi thứ đồ chơi ấy vẫn mới...)

Dàn ý tả chú thỏ nhồi bông

1. Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất.

  • Đó là thứ đồ chơi gì?
  • Có trong trường hợp nào?
  • Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)

2. Thân bài:

- Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thế nào?

- Tả từng bộ phận:

  • Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
  • Cái mặt trông giống gì?
  • Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
  • Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
  • Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
  • Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
  • Tư thế ngồi có vững không?

- Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)

- Tác dụng của thỏ:

  • Là món đồ chơi dễ thương nhất
  • Là món quà kỉ niệm
  • Trang trí góc học tập và chiếc giường xinh xắn

3. Kết bài:

  • Nêu tình cảm của em với Melody.
  • Giữ gìn cẩn thận, chơi xong cất gọn một chỗ.

Dàn ý tả con lật đật

Đồ chơi con lật đật
Đồ chơi con lật đật

1. Mở bài: Giới thiệu con lật đật

  • Món đồ chơi em thích nhất.
  • Mẹ tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 9.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

  • Cao khoảng gang tay.
  • Tròn trịa, mập mạp, gần như béo phì.
  • Luôn lắc qua lắc lại khi bị chạm đến.
  • Toàn thân đỏ tươi, nổi bật.

b) Tả chi tiết:

  • Chiếc đầu tròn trùm khăn đỏ.
  • Khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn.
  • Thân hình tròn như con quay.
  • Giữa bụng có chiếc thắt lưng, trông đĩnh đạc lắm.
  • Hai tay ngắn, ép sát thân.
  • Đặc biệt không có chân mà đứng rất vững.
  • Nghiêng ngả cỡ nào cũng đứng thẳng sau một hồi lắc lư.
  • Ngộ nghĩnh và bận bịu, đúng với tên “lật đật”.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ

  • Em rất thích đồ chơi lật đật.
  • Em lau bụi hằng tuần, cất cẩn thận trong tủ đồ chơi.

Dàn ý tả con gấu bông

1. Mở bài:

  • Giới thiệu gấu bông, đồ chơi em thích nhất.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

  • Hình dáng: Gấu bông to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng.

b) Tả chi tiết:

  • Bộ lông: Màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, bàn chân làm nó có vẻ khác với những con gấu khác.
  • Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh.
  • Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một cúc áo ngắn trên mõm.
  • Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
  • Trên đôi tay chắp trước bụng gấu, có một bông hoa màu trắng, làm nó càng đáng yêu.

3. Kết bài:

  • Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu bông như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.

Dàn ý tả con búp bê

1. Mở bài:

  • Em có dì sinh sống ở nước ngoài nhiều năm, Tết năm nay dì về Việt Nam ăn Tết cùng cả nhà, Dì đã tặng cho em một con búp bê vô cùng đáng yêu.
  • Đây là món đồ chơi mong đợi và được em nâng niu.

2. Thân bài:

* Tả hình dáng con búp bê

  • Con búp bê này của em cao chừng hai lăm xăng-ti-mét. Đó là một con búp bê rất xinh đẹp.
  • Búp bê có mái tóc màu vàng óng ả và được thắt một chiếc nơ màu hồng. Búp bê thường được em thay đổi kiểu tóc, lúc thì buông xõa mượt mà, lúc lại tết bím hai bên, có khi em làm cho nó kiểu tóc đuôi ngựa nhìn rất ngộ nghĩnh.
  • Khuôn mặt của búp bê rất xinh xắn. Chiếc mũi xinh xinh và đôi môi hình tim tô son đỏ tươi nổi bật trên khuôn má trắng hồng.
  • Đôi mắt của búp bê to tròn và đen láy, mắt của nó có thể nhắm mở rất linh hoạt.
  • Búp bê của em được mặc một bộ váy thật lộng lẫy. Chiếc váy dạ hội màu xanh ngọc bích được thêu thùa cầu kì, khi khoác lên người nó trông không khác gì một nàng công chúa.
  • Đôi chân búp bê thon dài được đi một đôi guốc xinh xắn. Trên guốc còn gắn cả những viên đá nhỏ lấp lánh.

* Ý nghĩa của con búp bê

  • Em thường xuyên chơi với búp bê sau mỗi lúc học bài xong. Em còn may nhiều bộ váy cho nó nữa.
  • Khi đi ngủ em cũng cho búp bê nằm bên cạnh mình.

3. Kết bài:

  • Búp bê như một người em gái nhỏ thân thiết của em.
  • Em luôn chơi và "chăm sóc" nó thật chu đáo.

Dàn ý tả hộp đồ chơi

1. Mở bài: Giới thiệu hộp đồ chơi

  • Trước ngày sinh nhật một hôm, ông bà nội mua cho em một hộp đồ chơi xếp hình. Đây là món đồ chơi mà bấy lâu em mong ước.

2. Thân bài:

a. Tả hộp đồ chơi

  • Hộp đồ chơi rất to, hình vuông, ước chừng cao bảy mươi phân.
  • Mặt ngoài của hộp vẽ một ngôi nhà mái ngói đỏ tươi nằm trong khu vườn đầy hoa và cây ăn trái.
  • Trong hộp có nhiều khối nhựa với nhiều màu sắc và hình thù khác nhau.
  • Trong hộp có một cuốn sách hướng dẫn xếp hình và một máy cát sét nhỏ.

b. Tả hình em xếp

  • Mẫu hình em chọn để xếp chính là ngôi biệt thự nằm giữa khu vườn có những luống hoa hồng trồng ngay trước sân nhà.
  • Giữa hai luống hoa là một lối đi nhỏ được rải bằng sỏi trắng.
  • Trong sân có một hồ cá với hòn non bộ.
  • Với bộ đồ xếp này, em xếp được rất nhiều hình.

3. Kết bài

  • Từ khi có bộ đồ xếp, em cảm thấy mình khéo tay hẳn lên.
  • Em thầm cảm ơn ông bà nội vì đã tặng cho em một bộ đồ chơi rất ý nghĩa.

Dàn ý tả con heo đất

1. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả (con heo đất do bà ngoại tặng).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Con heo đất màu hồng sen, có hình dáng giống con heo vẽ ở bức tranh Đông Hồ, to bằng cái ấm tích.

b. Tả chi tiết:

  • Đầu heo đất vẽ tai, mắt. Mũi của nó được làm nhô ra, mông nó to, tròn trĩnh.
  • Mắt heo đất được vẽ bằng mực đen, tai nó như hai cái lá bé xíu nhú lên, hai má heo sơn hồng, hai lỗ mũi của nó vẽ bằng sơn đen. Bốn chân heo đất bằng phẳng để đứng vững vàng. Đuôi heo đất là một nét vẽ uốn cong ngộ nghĩnh.
  • Trên mông heo đất có rãnh để bỏ tiền vào bụng heo.

c. Công dụng của đồ vật:

  • Heo đất ăn tiền (tiền bỏ ống để dành) không ăn thức ăn.
  • Heo đất giúp em biết tiết kiệm, bớt ăn quà vặt để nuôi heo không thì heo “đói”.

d. Cảm xúc của em đối với đồ vật:

  • Nâng niu giữ gìn vì đây là quà tặng của ngoại.
  • Để heo trong tủ, cẩn thận giữ gìn kẻo heo bị vỡ.

3. Kết bài:

  • Em yêu ngoại, biết ơn ngoại vì đã yêu thương em.
  • Em cố gắng học giỏi để đáp lại tình thương yêu của ngoại.

Dàn ý tả con robot

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về con rô-bốt mà em có: Vì sao em có nó? rô-bốt tên là gì?
  • Em yêu thích rô-bốt như thế nào?

VD: Sinh nhật của em là ngày 1 tháng 6. Đó cũng là ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ngày sinh năm nay, em nhận được món quà vô cùng thích thú: một rô bốt chiến đấu.

2. Thân bài:

- Tả hình dáng của rô-bốt:

  • Rô-bốt có tóc màu gì, khuôn mặt như thế nào?
  • Hình dáng của rô-bốt như thế nào?
  • Nó được làm từ chất liệu gì?
  • Rô-bốt được mặc bộ quần áo gì?
  • Rô-bốt của em có điểm gì đặc biệt? (Nó có thể nhắm mắt, mở mắt, cử động tay chân,…)

- Những hoạt động của em cùng với rô-bốt của mình:

  • Em thường xuyên chơi cùng rô-bốt vào những hôm được nghỉ học.
  • Em còn thường cùng rô-bốt chơi các trò chơi.
  • Buổi tối khi đi ngủ, em thường ngủ cùng với nó.

- Ý nghĩa của búp bê với em: rô-bốt là người bạn nhỏ thân thiết của em.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa của rô-bốt với bản thân em.
  • Em hứa sẽ luôn giữ gìn và chăm sóc búp bê cẩn thận.

Dàn ý tả ô tô đồ chơi

1. Mở bài

  • Giới thiệu về chiếc ô tô đồ chơi của em

2. Thân bài

- Miêu tả chiếc xe ô tô:

  • Nhỏ hơn rất nhiều so với xe thật
  • Xe có chiều dài khoảng 20cm, chiều rộng khoảng 15cm
  • Xe được làm từ nhựa tổng hợp
  • Thân xe có màu vàng bắt mắt, phần mui xe hơi nhọn, màu đen.
  • Được trang bị hai chiếc gương chiếu hậu hai bên, khá nhỏ nhưng không kém phần sang trọng.
  • Xe có 4 cửa gắn tay cầm, mở ra, đóng lại linh hoạt, dễ dàng.
  • Bên trong xe được gắn những ghế ngồi khá tiện lợi, trên đó có dây thắt an toàn màu trắng sữa trong khá xinh lại hài hoà với màu nâu của ghế.
  • Bốn bánh xe hình tròn, phần lớp có màu đen, khung bánh màu trắng bạc, được gắn kết chắc chắn với phần thân xe.
  • Có điều khiển từ xa

- Miêu tả hoạt động của xe:

  • Nạp pin vào chiếc điều khiển từ xa rồi dùng nó để khởi động xe.
  • Khi xe đã khởi động, với các chức năng của chiếc điều khiển, em tiếp tục bấm và di chuyển xe theo ý thích. Xe có thể tiến, lùi, sang trái, sang phải đều được.
  • Khi di chuyển bánh xe quay đều đặn trên nền.
  • Xe di chuyển linh hoạt và khéo léo, vượt các chướng ngại khá dễ dàng

3. Kết bài

  • Tình cảm của em với chiếc xe ô tô đồ chơi đó.

Dàn ý tả ô tô điều khiển từ xa

1. Mở bài: Giới thiệu món đồ chơi của em

  • Đó là chiếc ô tô điều khiển từ xa
  • Món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật em

2. Thân bài:

a. Tả bao quát chiếc ô tô:

  • Ô tô có màu đỏ, chiều dài khoảng 20cm, chiều ngang 15cm.
  • Ô tô làm bằng nhựa cứng nên rất chắc chắn, chơi rất thích.

b. Tả chi tiết chiếc ô tô:

  • Hai bên xe có hai chiếc gương nhỏ
  • Xe có 4 cửa và có thể mở được như cửa ô tô thật
  • Bánh xe màu đen, chắc chắn, giống như chiếc bánh quy đen

c. Cách chơi ô tô điều khiển từ xa: Cho pin vào chiếc điều khiển và di cho xe di chuyển theo các mũi tên ở điều khiển.

3. Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc ô tô

  • Ô tô giúp em thoải mái sau mỗi giờ học.
  • Em sẽ giữ gìn chiếc ô tô cẩn thận.

Liên kết tải về

pdf 15 dàn ý chi tiết miêu tả đồ chơi lớp 4
doc 15 dàn ý chi tiết miêu tả đồ chơi lớp 4 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK