Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong chương trình Ngữ văn 12 gồm 13 chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập củng cố kiến thức để biết cách viết văn hay.
Chi tiết nghệ thuật giúp tạo ra sự chân thực và động lực để thúc đẩy tình tiết của câu chuyện. Chúng được sử dụng để tạo ra hình ảnh và diễn tả các sự kiện, tình huống và nhân vật trong quá trình lịch sử hoặc cuộc đời của người viết. Chi tiết nghệ thuật cũng giúp tạo ra sự tương tác với độc giả, làm cho họ cảm thấy như họ đang trải qua cuộc hành trình cùng với tác giả. Vậy dưới đây là TOP 13 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các tác phẩm Ngữ văn lớp 12, mời các bạn cùng đón đọc.
13 Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các tác phẩm Ngữ văn 12
- 1. Bức ảnh trong bộ lịch cuối năm - Chiếc thuyền ngoài xa
- 2. Giọt nước mắt của A Phủ - Vợ chồng A Phủ
- 3. Hình ảnh xương rồng luộc chấm muối - Chiếc thuyền ngoài xa
- 4. Bốn bát bánh đúc - Vợ nhặt
- 5. Tiếng sáo đêm tình mùa xuân
- 6. Sự xuất hiện của Mị - Vợ chồng A Phủ
- 7. Câu nói của Tràng - Vợ nhặt
- 8. Lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh - Vợ nhặt
- 9. Đôi bàn tay Tnú - Rừng xà nu
- 10. Cuốn sổ trong bộ lịch cuối năm
- 11. Chi tiết căn buồng Mị nằm
- 12. Chi tiết nắm lá ngón
- 13. Chi tiết Nụ cười và nước mắt - Vợ nhặt
1. Bức ảnh trong bộ lịch cuối năm - Chiếc thuyền ngoài xa
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn đậm tính triết luận thể hiện được sự suy tư, trăn trở của nhà văn Nguyễn Minh Châu về cuộc sống đói nghèo của hiện tại cũng như nỗi trăn trở về trách nhiệm, vai trò của nghệ thuật, người nghệ sĩ trước cuộc đời và con người. Thành công của truyện ngắn được tạo nên bởi chính những hình ảnh, chi tiết ấn tượng, giàu giá trị biểu đạt, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến chi tiết “tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”.
Chi tiết “Tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm” là chi tiết khép lại truyện ngắn, đồng thời cũng là một trong những chi tiết đắt giá nhất thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, chi tiết có thể khơi dậy những suy tư, chiêm nghiệm của Phùng cũng như người đọc.
Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lí tưởng cho những nhà sành nghệ thuật. Đó là bức ảnh hoàn mĩ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ. Bức ảnh có sự kết hợp giữa con người và cảnh vật, bức ảnh đó từng mang đến hạnh phúc cho Phùng và còn đủ sức thuyết phục dành cho những người sành nghệ thuật.
Nhiều năm về sau, khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo. Đằng sau một bức ảnh nghệ thuật là những góc khuất tối tăm của cuộc đời, đó là hiện thực trần trụi với cuộc sống lam lũ mà trung tâm là hình ảnh người đàn bà xấu xí, thô kệch đang bước những bước chậm rãi, bàn chân đặt trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.
Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của cuộc đời. Chính những cảm nhận này đã mang đến những ám thị đặc biệt cho Phùng mỗi lần nhìn lại bức ảnh mình từng chụp. Xuyên qua cái hồng của sương mai của cảnh vật, Phùng đã nhìn ta được những cái “thô kệch, ướt súng, nhợt trắng, bạc phếch…” của cuộc đời. Chỉ Phùng mới có cái nhìn khác về tác phẩm nghệ thuật của mình phải chăng Phùng đã từng chứng kiến câu chuyện đầy éo le, nghịch lí bên trong hay Phùng đã biết nhìn bằng trải nghiệm, dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào hiện thực dẫu tàn khốc, vô tình.
Thông qua tình huống truyện đặc sắc, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những quan niệm sâu sắc về cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ với con người. Nghệ thuật chỉ là nghệ thuật chân chính nếu như phản chiếu được hiện thực cuộc sống của con người. Người nghệ sĩ cần là người dám nhìn sâu, nhìn thẳng vào hiện thực bằng cái nhìn trải nghiệm, đồng cảm với cuộc sống của con người. Trách nhiệm của người nghệ sĩ không chỉ là sáng tạo nên cái đẹp mà còn cần kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật không phải những gì quá cao siêu, trừu tượng mà đó chính là những số phận, những cuộc đời cụ thể, người nghệ sĩ cần cúi xuống thật gần những số phận để lắng nghe, thấu hiểu, khi đó nghệ thuật sẽ trở thành nghệ thuật giá trị nhất.
Như vậy, chỉ một chi tiết“tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm”, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ khép lại, đặt dấu chấm cho một câu chuyện mà còn tổng kết được những giá trị tư tưởng, gợi mở ra những suy tư, chiêm nghiệm nơi độc giả.
Xem thêm: Phân tích chi tiết tấm ảnh trong bộ lịch cuối năm
2. Giọt nước mắt của A Phủ - Vợ chồng A Phủ
Giọt nước mắt A Phủ chảy xuống, là giọt nước mắt của một chàng trai khoẻ mạnh, một chàng trai tưởng như không biết sợ là gì nhưng bây giờ lại khóc? “Hai mắt A Phủ vừa mở; một dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Đó là giọt nước mắt vô cùng hiếm hoi mà ta tưởng như không thể ngờ tới. Giọt nước mắt ấy thể hiện một nỗi đau đến tột cùng đau đớn không chỉ bởi sự thít chặt của những sợi dây mây mà có lẽ còn là sự đáng thương của A Phủ đang nghĩ tới số phận của mình. A Phủ khóc, nhưng đó không hẳn là sự khóc trong cam chịu, giọt nước mắt ấy là của con người nghĩa khí và quật cường, lấp lánh lên những hi vọng được sống trong khát khao được sống. Đó cũng là sự tố cáo tội ác của phong kiến lúc bấy giờ. Chi tiết giọt nước mắt A Phủ đã cho ta thấy cuộc sống và hoàn cảnh đáng thương của người dân lúc bấy giờ. Tố cáo chế độ phong kiến và nổi bật tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài.
3. Hình ảnh xương rồng luộc chấm muối - Chiếc thuyền ngoài xa
Hình ảnh “xương rồng luộc chấm muối” được hiện lên trong lời kể của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu tại toà án huyện. Qua lời kể này của người đàn bà đã cho ta thấy một cuộc đời lam lũ, bất hạnh và bươn trải của chính bà và cũng là số phận chung của những người sống cùng trong gia đình bà. “Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”, “đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật” đã gói gọn những khổ nhọc của một đời luôn bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì cuộc sống lúc nào cũng túng quẫn, hình ảnh “xương rồng chấm muối” của gia đình ấy, cũng đã hé mở nguyên nhân sâu xa của nạn bạo hành gia đình. Chính vì người chồng khổ quá, nên những lúc như vậy là xách bà ra đánh. Những cái đánh vũ phu và tàn nhẫn, những cái đánh như trút xuống, liên tiếp và đau đơn biết bao. Chi tiết đã cất tiếng nói về giá trị hiện thực, phản ảnh cái đói cái nghèo của người dân miền biển nói riêng, và cũng là cái khốn khó chung của người Việt Nam thời hậu chiến. Và chi tiết cũng đã là một tiếng nói của ngòi bút nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu vào bản chất để khắc hoạ nỗi lo âu, khắc hoạ về tình trạng nghèo đói, tối tăm cùng cực, và gốc rễ của nạn bạo hành gia đình cũng chính từ cái nghèo đói mà ra.
4. Bốn bát bánh đúc - Vợ nhặt
Thể hiện số phận thảm thương, khố cùng của nhân vật trong nạn đói khủng khiếp năm 1945
- Vì cái đói cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói “Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Thị đã “gợi ý” để được ăn, lúc này cái đói cái nghèo đang bám riết lấy thị nên cái điều đơn giản nhất và cũng lớn lao nhất với thị là có được miếng ăn.
- Vì miếng ăn mà thị mất đi nữ tính của người con gái, thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc” thì ta thấy thị thật đáng thương, tội nghiệp. Có người nói thị trở nên trơ trẽn vì miếng ăn, cái đói đã làm thị mất đi nhân phẩm, lòng tự trọng. Có sống trong hoàn cảnh ấy con người ta mới thấm thía và hiểu cho hoàn cảnh của Thị. Nhà văn Nam Cao cũng hay viết về cái đói, về miếng ăn, về chuyện vì miếng ăn mà con người ta đánh mất đi nhân phẩm, lương tri. Trong truyện “Một bữa no”, Nam Cao cũng đã nói về người bà vì đói quá mà ăn cho đến no và chết vì “một bữa no”, hay trong “Trẻ con không được ăn thịt chó”, nhà văn cũng đã viết về hình ảnh của người cha vì miếng ăn mà trở nên độc ác với chính những đứa con của mình.
Hình ảnh bát bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc sống của người nông dân: Vì sự sinh tồn nên Thị “ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và thị bám theo câu nói của Tràng “rích bố cu”, “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, rồi thị đã theo không về làm vợ.
Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn – Tràng nghèo không dư dật gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang đồng loại. Trong buổi đói khát, miếng ăn là vấn đề sinh mệnh, Tràng cho thị ăn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đẹp. Trang đã cứu sống thị.
5. Tiếng sáo đêm tình mùa xuân
Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hoá người dân miền núi. Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị. Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân. Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên là giá trị nhân đạo. Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng Tây Bắc. Tiếng Sáo gọi bạn, gọi người yêu là nét đẹp văn hoá của người dân miền núi
Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người. “Mị thổi sáo giỏi”, “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Tiếng sáo kêu gợi quá khứ tươi đẹp, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị, “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”, “Mị vùng bước đi”. Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người
6. Sự xuất hiện của Mị - Vợ chồng A Phủ
“Ai ở xa về, có việc nào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”
Chỉ với hai câu văn giản dị ấy thôi, bản chất sự vật đã hiện lên khá rõ nét. Câu văn cũng như dài thêm ra để đọc giả lĩnh hội một cách thấu đáo. Vị trí của Mị xuất hiện đã nói lên tất cả “ngồi quay sợi bên tảng đá, cạnh tàu ngựa”. Còn hình ảnh nào đắt hơn chi tiết đó? Con người ngang hàng với những vật vô tri, thậm chí gắn liền với chúng. Với cái cúi mặt và nét buồn rười rượi chứa đựng nhiều nỗi vất vả, người đọc như xót xa, cảm yhoong cho nhân vật nhưng cũng không khỏi tò mò về cuộc đời của người phụ nữ ấy.
7. Câu nói của Tràng - Vợ nhặt
Câu nói đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh phúc có thật, mãnh liệt cháy bỏng thẳm sâu trong người nông dân nghèo ấy mà ngay cả nạn đói và cái chết cũng không thể dập tắt.
Lời nói của Tràng có vẻ như đùa song ngọn lửa hạnh phúc trong Tràng được thắp lên từ câu nói đùa ấy lại thật sự bùng cháy. Tràng trân trọng hạnh phúc của mình cũng như bằng tất cả những gì có thể, anh biến cuộc hôn nhân với thị trở nên đàng hoàng, nghiêm túc.
Về nghệ thuật: là một chi tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo và ý nghĩa, tạo bước ngoặt cuộc đời và tâm lí của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Kim Lân.
8. Lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh - Vợ nhặt
Hình ảnh là cờ đỏ sao vàng hiện lên đó là một hình ảnh có thực và là một tín hiệu thực. Nó mở ra một thời kì mới, như một sự cứu rỗi mới mẻ về sự thay đổi của số phận con người. Đây là một trong những điều mà tác phẩm văn học hiện thực tìm kiếm trong giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Hình ảnh những lá cờ đối lập hẳn với hình ảnh cái lò gạch cuối truyện Chí Phèo. Kim Lân đã hờ đó mà tìm ra lối giải thoát cho con người đó không chỉ giải quyết về vấn đề số phận con người mà còn theo một cách khác là thể hiện niềm tin, sự lạc quan, niềm hi vọng lớn lao.
Cuộc đời của họ là tiêu biểu cho số phận người dân nghèo nước ta thủa trước, khi chưa có đói nghèo thì không lấy nổi vợ. Trong nạn đói, lấy được vợ là niềm hạnh phúc đan xen với những lo lắng, bất hạnh. Không biết lấy vợ liệu có nuôi nổi nhau, đèo bòng nhau qua cái giai đoạn nàu. Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay đổi đó, nhưng đã hé mở cho anh một hướng đi mới. Qua đó là con người dẫn đến với cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện. Những điều mà tất yếu những người như Tràng sẽ hăng hái tham gia.
9. Đôi bàn tay Tnú - Rừng xà nu
Hình ảnh đôi bàn tay cháy rừng rực của Tnú thể hiện phẩm chất dũng cảm phi thường của người anh hùng thời đại. Tuy da thịt bị thiêu đốt đau đớn tột cùng nhưng anh cũng không hề khóc lóc, kêu van. Thái độ căm thù giặc mãnh liệt thể hiện rõ trong đôi mắt mở trừng trừng, trên đôi môi bị chính anh cắn nát, trong vị máu mặn chát ở đầu lưỡi. Nỗi đau nén lại trong lồng ngực để rồi vỡ oà ra thành một tiếng thét dữ dội. Tnú đã thét lên tiếng thét căm hờn, khinh bỉ vào mặt lũ tay sai tàn ác. Tiếng thét ấy làm cho dân làng Xô Man bừng tỉnh, thôi thúc dân làng vùng dậy cầm giáo cầm mác giết chết cả tiểu đội lính nguỵ.
Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiéng thét dữ dội hơn. Tiếng: “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!”. Cụ Mết đúng rồi, cụ Mết đã đúng đấy. Lưỡi mác dài trong tay, thằng Dục nằm dưới lưỡi mác cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh Ngọc Linh về... Nỗi đau đớn tột cùng và lòng căm thù sôi sục của Tnú đã truyền sang dân làng Xô Man. Trong khoảnh khắc, cụ Mết đã lãnh đạo dân làng dùng giáo mác giết sạch bọn thằng Dục có trang bị vũ khí đầy đủ. Mười ngon đuốc cháy rừng rực trên hai bàn tay Tnú không làm cho lòng người Xô Man nao nsung, khiếp sợ như kẻ thù mong muốn; ngược lại hình ảnh đó càng nung nấu căm thù và tiếp thêm sức mạnh cho mọi người dũng cảm vùng lên giết giặc. Sự man rợ của kẻ thù là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hành động quật khởi của dân làng Xô Man trong cái đêm đáng nhớ ấy.
Xem thêm: Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú
10. Cuốn sổ trong bộ lịch cuối năm
Chú Năm viết chữ không đẹp vì mới thoát nạn mù chữ. Nhưng với cuốn sổ gia đình, chú không ghi qua loa mà rất cụ thể: “thím Năm chèo xuống đi rọc lá chuối bị đại bác bắn bể xuồng, khi chết còn mặc cái quần mới, trong túi có hai đồng bạc”, bà nội bị lính Tổng phòng bắt ,vết đạn bắn thằng giặc trên sông Định Thuỷ của Chiến và Việt,... Cuốn sổ gia đình ấy đã ghi dấu lại truyền thống yêu nwocs của gia đình qua các thế hệ. Nó là niềm tự hào về truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâu của một gia đình Nam Bộ. Nhưng bên cạnh đó, nó còn là bản án ghi lại rành rành tội ác của kẻ thù. Để những thế hệ đi sau mỗi khi đọc lại vẫn còn cảm nhận được máu và nước mắt đang nóng hổi trên từng trang giấy mà khắc sâu lòng căm thù và quyết tâm trả thù.
11. Chi tiết căn buồng Mị nằm
Sống gắn bó nghĩa tình cùng mảnh đất Tây Bắc. với sở trường quan sát những nét riêng về phong tục văn hóa của những con người nơi cao nguyên đá mờ sương ấy, Tô Hoài đã khắc họa được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm và góp thêm nét vẽ riêng vào bức tranh Tây Bắc.
Với gam màu xám lạnh, u tối. Tô Hoài đã cho người đọc cảm nhận được không gian sống của Mị: Mỗi ngày, Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Cân buồng Mị nằm kín mít, chỉ có ô vuông bằng hàn tay trông ra chi thấy trăng trang, không biết là sương hay là nắng. Mị cứ ngồi đấy mà trông ra ngoài, đến khi nào chết thì thói. Đây là chi tiết nam ở phần giữa tác phẩm, miêu tả không gian sống của Mị ở nhà thống lí Pa Tra. Sau ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị dập tắt ngọn lửa lòng về nhà thống lí và tiếp tục chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó. Căn buồng ấy kín mít, có ô vuông bằng bàn tay. Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến người ta liên tường đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mị. Đó là một không gian nhỏ bé, trơ trọi đối lập với cái mênh mông, rộng lớn của đất trời Tây Bắc. Cái ngột ngạt, tù túng trong căn buồng Mị nằm đối lập với một thế giới bên ngoài lồng lộng của mây trời, gió núi. của hương hoa rừng Tây Bắc, nó đối lập với cái giàu có, tấp nập của nhà thống lí Pa Tra. Nó không phải là căn buồng của cô con dâu nhà giàu có nhiều tiền, nhiều thuốc phiện nhất vùng mà đó là chồ ở của con ờ, thậm chí không bằng con ở. Căn buồng ấy giống như một miền đời bị quên lãng.
Trong căn buồng ấy, chân dung số phận khổ đau của đời Mị được nhà văn khắc họa thật rõ nét: Mị sống câm lặng như đá núi “không nói”, lầm lụi. chậm chạp trơ lì như “con rùa” quẩn quanh nơi xó cửa. Nếu ở trên, Mị có lúc tưởng mình là “con trâu con ngựa” - nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khố cực vì lao động vất vả thì hình ảnh “con rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian: chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Cuộc sống của Mị không có sắc màu, âm thanh, không có cả ngắn dài thời gian, không chia biệt đêm ngày.
Không chỉ có thế, Mị còn không có ý thức về sự sống đợi đến bao giờ chết thì thôi. Phải chăng thứ ngục thất tinh thần ấy đã làm héo mòn, tàn úa từng ngày từng tháng tâm hồn Mị. Mị sống như loài thảo mộc cỏ cây không hương không sắc, lay lắt, dật dờ, vô hồn, vô cảm. Không còn nữa một cô Mị đẹp như đóa hoa ban trắng của núi rừng Tây Bắc vừa thắm sắc, đượm hương, một cô Mị khao khát tình yêu và tự do có ý thức sâu sắc về quyền sống, từng thiết tha xin cha đừng bán con cho nhà giàu, từng có ý định ăn lá ngón là kết thúc chuỗi ngày sống mà như chết. Như vậy, vượt lên trên nghĩa tả thực về không gian sống của Mị, căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mị.
Chi tiết đó đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn. Nhà văn đã tố cáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đày đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của họ. Đồng thời, Tô Hoài bày tỏ tấm lòng xót xa thương cảm cho số phận người phụ nữ vùng núi cao Tây Bắc khi cách mạng chưa về. Đó cũng là cảm hứng nhân đạo quen thuộc trong văn học.
12. Chi tiết nắm lá ngón
Hình ảnh “nắm lá ngón” xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị - người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh.
Mị tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng - một hình thức phản kháng bị động. Và sự xuất hiện của “lá ngón” lúc này mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết. Nó - lá ngón, cũng là hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất hận. Cô ném phịch xuống đất nắm lá ngón mình tự tìm hái trong rừng như một sự chuẩn bị sẵn sàng trước đó, ném trong nước mắt. Tự mình tìm đến lá ngón - độc dược của rừng xanh - đã là sự can đảm của người con gái. Nhưng ném đi độc dược để tiếp tục sống khổ lại càng can đảm hơn. Đối với Mị, thà chết đi hơn sống nhục, nhưng rồi lại thà sống nhục còn hơn bất hiếu. Chính chữ hiếu là bản lĩnh cao đẹp nơi người con gái trẻ. Đoc cũng chính là nguyên nhân cốt yếu cho sự can đảm bán mình chuộc cha của Vương Thuý Kiều trong “Đoạn trường tân thanh” của đại thi hào Nguyễn Du. Cả hai người con gái tài năng, sắc diện và nhân phẩm tuyệt vời, điều đó kết cục chung vì chế độ xấu xa mục rữa, những thiên hương vô phúc sinh nhầm thời, những cánh hoa trôi dạt trong bão dữ. “Lá ngón” như vậy, đã mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.
Lá ngón, giờ cũng chẳng còn theo tâm trí Mị nữa. Bởi “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Ở người con gái ấy, chẳng còn ý thức muốn phản kháng, muốn đấu tranh, chẳng còn muốn chết nữa. Nhưng chính men say của rượu và men tình của cảnh đã khơi dậy trong Mị những cảm xúc, giác quan, hồi ức và khát vọng tưởng như đã mất. Mị như sống lại những đêm về trước, “Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Nhưng sực tỉnh trong thực tại, nhìn vào thân phận mình, Mị lại đau đớn thay. “Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Khi khổ cực đắng cay nhất, khi muốn chết nhất, Mị đã tìm tới lá ngón. Nhưng ở đây, ngay cả trong khi sự sống đã tìm về, khát vọng sống đang nhen nhóm trong lòng, Mị vẫn cứ hướng về lá ngón – về cái chết. Lá ngón ở đây lại là biểu hiện cao nhất của sự sống, của khát vọng được sống cho nên “Người”, là chính mình, sống với tuổi thanh xuân và tình yêu của mình. Như vậy, lá ngón lại là hiện thân của sự sống, của sự giải thoát, sự giải thoát cuối cùng. Như cách mà Thúy Kiều chọn tự kết liễu để giữ lại chữ “tiết” hay Chí Phèo tự kết liễu đời mình để nhất định không chịu quay lại kiếp sống tha hóa, bị đồng loại ruồng bỏ như trước nữa.
Đến lần thứ ba xuất hiện, suy nghĩ về việc ăn nắm lá ngón xuất hiện trở lại trong tâm trí Mị vào đêm tình mùa xuân. Nghe tiếng sáo “thiết tha bổi hổi”, “bay lơ lửng ngoài kia”, Mị nhẩm thầm lời bài hát và nhận ra mình còn trẻ, mình cũng muốn đi chơi nhưng cái thực tại này chẳng cho Mị có cơ hội được đi chơi, được ra ngoài kia cảm nhận sức sống xuân mơn mởn khắp đất trời cảnh vật, hòa mình vào không khí xuân vui tươi, rộn ràng âm thanh. Nghĩ vậy, Mị lại một lần nữa muốn ăn lá ngón. Chi tiết lá ngón lúc này đã tô đậm bi kịch khổ đau cuộc đời Mị. Đồng thời chi tiết cũng ngầm khẳng định rằng ý thức về thân phận, về quyền sống, quyền tự do hạnh phúc vẫn chưa thực sự lụi tắt. Sức sống, niềm khát khao ấy vẫn đang âm ỉ trong trái tim, tâm hồn Mị mà chưa có cơ hội bùng lên giúp Mị vượt thoát thực tại.
Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng nói được nhiều hơn nó. "Nằm lá ngón" là biểu tượng của sự cùng cực, tuyệt vọng của con người. Cũng "nắm lá ngón" ấy lại là hiện thân của khát vọng sống một cách mãnh liệt, sống chân thành và sống là chính mình. Nó vừa cao đẹp nhưng lại khổ đau, nó hướng tới sự lạc quan nhưng đành chọn cách bi quan như sự giải quyết cuối cùng. Qua đó là tiếng nói xót thương cho số phận, không chỉ người phụ nữ mà còn là con người còn đang phải chịu bất công, khổ đau của xã hội cũ; tiếng nói lên án và tố cáo mạnh mẽ. Nó trở thành tiếng còi cảnh bảo cho sự cầu khẩn của đồng bào mong muốn tìm một cách giải thoát, khát khao tìm ra con đường tốt đẹp hơn. Đó chính là tiền đề để nhà văn khéo léo khẳng định con đường bền vững nhất là con đường tự khai phá và giải phóng chính mình, lựa chọn tốt đẹp nhất chính là biết tự đứng lên, để Cách mạng có thể dẫn bước. Những chi tiết dù là nhỏ nhất, dưới bàn tay người nghệ sĩ tài hoa, được điêu khắc và miêu tả một cách tỉ mỉ, để từ đó làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng câu chuyện.
13. Chi tiết Nụ cười và nước mắt - Vợ nhặt
Chọn nạn đói năm 1945 - trang sử bi thương nhất của lịch sử dân tộc làm bối cảnh của câu chuyện, Kim Lân đã kể cho ta nghe một câu chuyện lạ lùng nhất trong cuộc sống: chuyện anh Tràng bỗng nhiên có người đàn bà về trong những ngày tối sầm vì đói khát ấy. Chính tình huống độc đáo và éo le ấy đã nảy sinh bao nét tâm lí ngổn ngang, bao niềm vui, nỗi buôn. Và hình ảnh nụ cười, nước mắt trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm được coi là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần thể hiện tài năng của Kim Lân trong việc khắc họa tâm lí nhân vật và thể hiện tư tường nhà văn, chủ đề tác phẩm.
Hình ảnh nụ cười được nhà văn nhắc đến nhiều lần qua việc khắc họa chân dung nhân vật Tràng. Khi đẩy xe bò thóc hắn vuốt mồ hôi trên mặt cười, trên đường dẫn người vợ nhặt về: hắn tủm tỉm cười, hai con mắt sáng lên lấp lánh, khi trẻ con trêu chọc Tràng bật cười “Bố ranh”. Khi người vợ nén tiếng thở dài trước quang cảnh của nhà Tràng, hắn “quay lại nhìn thị cười cười”. Bà cụ Tứ về, Tràng tươi cười mời mẹ ngồi lên giường...
Nụ cười của Tràng đã góp phần khắc họa tính cách, tâm lí tính cách thuần phác, nhân hậu, yêu đời của gã trai quê mùa, thô kệch; nói cùng ta niềm hạnh phúc, sung sướng của con người trong tận cùng đói khát vẫn không thôi khao khát tình yêu, tổ ấm gia đình. Đặt trong bối cảnh của câu truyện viết về nạn đói thảm thương 1945, hình ảnh nụ cười của Tràng (lặp lại 8 lần) giống như cơn gió mát lành làm dịu đi cái căng thẳng ngột ngạt, cái trăm đắng ngàn cay của con người ngày đói, thể hiện cái nhìn lạc quan, niềm hi vọng của nhà văn vào cuộc sông. Phải chăng, nhà văn đã gửi gắm một thông điệp giản dị: chỉ có tình yêu thương mới có thể mang đến niềm vui, nụ cười hạnh phúc cho con người.
Bên cạnh việc khắc họa tâm lí của Tràng qua nụ cười, Kim Lân cũng chú ý nét tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ qua chi tiết giọt nước mắt. Khi hiểu ra cơ sự nhặt vợ của con kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Khi lo lắng cho cảnh ngộ đói khát của chúng: bà cụ nghẹn lời không nói. nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Khi nghe thấy tiếng trống thúc thuế, bà vội ngoảnh mặt đi. bà không muốn để con dâu nhìn thấy bà khóc.
Giọt nước mắt của bà cụ Tứ góp phần thể hiện nồi xót xa của người mẹ trước cảnh ngộ của con lấy vợ giữa “tao đoạn này” và số phận không được bằng người. Việc lấy vợ của con là vui nhưng vì cái cái đói, cái chết mà khiến bà xót xa, tủi thân, tủi phận. Giọt nước mắt khố đau ấy như lời kết án sâu sắc thực dân Pháp, phát xít Nhật đấy dân ta đến thảm cảnh cùng cực đó.
Giọt nước mắt cho thấy tấm lòng chan chứa yêu thương con của người mẹ, những giọt nước mắt như cổ kìm nén (rỉ ra hai dòng nước mắt, ngoảnh vội ra ngoài). Thương con, mừng lòng trước hạnh phúc của con, bà đào sâu chôn chặt, giấu đi nồi lo lắng, bà khóc thầm, khóc vụng, để rồi chỉ nói những lời yêu thương, động viên con.
Nụ cười - nước mắt là biểu hiện của hai trạng thái cám xúc đối lập nhau nhưng cùng lấp lánh ánh sáng của tình người, của tình yêu thương giữa những ngày đói khát, chủng góp phần thể hiện sự éo le của tình huống truyện, làm nên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc. Khắc họa hình ảnh giàu ý nghĩa đó. Kim Lân chứng tỏ là nhà văn thấu hiểu tâm lí nhân vật, biệt tài xây dựng những chi tiết nghệ thuật nhỏ nhưng hàm chửa tầng ý nghĩa sâu sa. thể hiện quan niệm sáng tác “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.