TOP 1090 câu trắc nghiệm Địa 12 (Có đáp án)

1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12

Trắc nghiệm Địa 12 (Có đáp án)

File Trắc nghiệm Địa lý 12 là tài liệu hữu ích bao gồm 1090 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh toàn bộ kiến thức chương trình Địa lí lớp 12 hiện hành. Đây là tài liệu học tập hữu ích cho quá trình ôn luyện trong kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.

TOP 1090 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12 được biên soạn với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Qua đó giúp học sinh tự tin hệ thống lại kiến thức của chương trình sách giáo khoa và làm quen với các dạng bài trắc nghiệm. Bên cạnh đó các em xem thêm: cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí, sơ đồ tư duy Địa lí 12.

Trắc nghiệm Địa 12 Bài 2

Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ:

A. 23°23'B.
B. 23°24'B.
C. 23°25'B.
D. 23°26'B.

Câu 2. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Nam ở vĩ độ:

A. 8°34'B.
B. 8°36'B.
C. 8°37'B.
D. 8°38'B.

Câu 3. Việt Nam nằm trong múi giờ số:

A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.

Câu 4. Tổng diện tích phần đất của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) là (km²):

A. 331 211.
B. 331 212.
C. 331 213.
D. 331 214.

Câu 5. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu vì:

A. Phần lớn biên giới nước ta nằm ở vùng núi.
B. Phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi. . .
C. Cửa khẩu là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
D. Thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.

Câu 6. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?

A. Móng Cái.
B. Hữu Nghị.
C. Đồng Văn.
D. Lao Bảo.

Câu 7. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Trung?

A. Cầu Treo.
B. Lào Cai.
C. Mộc Bài.
D. Vĩnh Xương.

Câu 8. Đường bờ biển nước ta dài (km):

A. 3260.
B. 3270.
C. 2360.
D. 3460.

Câu 9. Quần đảo của nước ta nằm ở ngoài khơi xa trên biển Đông là:

A. Hoàng Sa.
B. Thổ Chu.
C. Trường Sa.
D. Câu A + C đúng.

Câu 10. Nội thủy là:

A. Nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
B. Có chiều rộng 12 hải lí.
C. Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
D. Nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.

Câu 11. Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không nhưng công ước quốc tế quy định, được gọi là:

A. Nội thủy.
B. Lãnh hải.
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 12. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là:

A. Lãnh hải.
B. Thềm lục địa.
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 13. Vùng biển chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông rộng khoảng (triệu km²):

A. 1,0.
B. 2,0.
C. 3,0.
D. 4,0.

Câu 14. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:

A. Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
B. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
C. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.
D. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

Câu 15. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:

A. Tiếp giáp với biển Đông.
B. Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương.
C. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
D. Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.

Câu 16. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta:

A. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển vời các nước.
C. Có vị trí địa lí đặc biệt qun trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 17. Do nằm ở trung tâm Đông Nam Á, ở nơi tiếp xúc giữa nhiều hệ thống tự nhiên, nên nước ta có:

A. Đủ các loại khoáng sản chính của khu vực Đông Nam Á.
B. Nhiều loại gỗ quý trong rừng.
C. Cả cây nhiệt đới và cây cận nhiệt đới.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 18. Vùng đất là:

A. Phần đất liền giáp biển.
B. Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
C. Phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển.
D. Các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

Câu 19. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
B. Nền nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương.
C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. Có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.

Câu 20. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương, nên Việt Nam có nhiều:

A. Tài nguyên sinh vật quý giá.
B. Tài nguyên khoáng sản.
C. Bão và lũ lụt.
D. Vùng tự nhiên khác nhau trên lãnh thổ.

Câu 21. Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta có:

A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.
B. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.
C. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
D. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.

Câu 22. Một hải lí tương ứng với bao nhiêu m?

A. 1851m.
B. 1852m.
C. 1853m.
D. 1854m.

Câu 23. Đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài khoảng (km):

A. 1400.
B. 2100.
C. 1100.
D. 2300.

Câu 24. Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh nào?

A. Lai Châu.
B. Điện Biên.
C. Lạng Sơn.
D. Hà Giang.

Câu 25. Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc:

A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
C. Phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Tất cả các thuận lợi trên.

Câu 26. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây ?

A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên.
B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu, cáp quang ngầm.
C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 27. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước :

A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.
B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.
C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 28. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta :

A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 29. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do :

A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.
B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.
C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.
D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.

Câu 30. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức :

A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên biển.
C. Tài nguyên rừng.
D. Tài nguyên khoáng sản.

Câu 31. Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của :

A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và giao thông vận tải, du lịch.
B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt.
C. Ngành giao thông vận tải và du lịch.
D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm.

Câu 32. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía :

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.
B. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam.
C. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin.
D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a.

Câu 33. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với

A. Trung Quốc và Lào.
B. Lào và Cam-pu-chia.
C. Cam-pu-chia và Trung Quốc.
D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

Câu 34. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải :

A. Đường ô tô và đường sắt.
B. Đường biển và đường sắt.
C. Đường hàng không và đường biển.
D. Đường ô tô và đường biển.

Câu 35. Quần đảo Kiên Hải thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Cà Mau
B. Kiên Giang.
C. Bạc Liêu.
D. Sóc Trăng

Câu 36. Đường biên giới trên biển giới hạn từ:

A. Móng Cái đến Hà Tiên.
B. Lạng Sơn đến Đất Mũi
C. Móng Cái đến Cà Mau.
D. Móng Cái đến Bạc Liêu

Câu 37. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :

A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 38. Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.

A. Hải Phòng.
B. Cửa Lò.
C. Đà Nẵng.
D. Nha Trang

Câu 39. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ :

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

Câu 40. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường :

A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.
B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.
C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

Trắc nghiệm Địa 12 Bài 6

Câu 1. So với diện tích đất đai của nước ta, địa hình đồi núi chiếm:

A. 5/6.
B. 4/5.
C. 3/4
D. 2/3

Câu 2. Trong diện tích đồi núi, địa hình đồi núi thấp chiếm (%):

A. 40.
B. 50.
C. 60.
D. 70

Câu 3. Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:

A. Dãy núi vùng Tây Bắc.
B. Dãy núi vùng Đông Bắc
C. Vùng núi Trường Sơn Nam.
D. Câu A + C đúng

Câu 4. Hướng vòng cung là hướng chính của:

A. Vùng núi Đông Bắc.
B. Các hệ thống sông lớn
C. Dãy Hoàng Liên sơn.
D. Vùng núi Bắc Trường Sơn

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
B. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.
C. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.
D. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên. . .

Câu 6. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:

A. Có địa hình cao nhất nước ta
B. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam
C. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
D. Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 7. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:

A. Gồm các khối núi và cao nguyên
B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. Có bốn cánh cung lớn
D. Địa hình thấp và hẹp ngang.

Câu 8. Địa hình nào sau đây ứng với tên của vùng núi có các bộ phận: phía đông là dãy núi cao, đồ sộ ; phía tây là địa hình núi trung bình; ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi?

A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam

Câu 9. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là:

A. Tây Côn Lĩnh.
B. Phanxipăng.
C. Ngọc Linh.
D. Bạch Mã

Câu 10. Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là:

A. Đông Bắc.
B. Trường Sơn Nam
C. Trường Sơn Bắc.
D. Tây Bắc

Câu 11. Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:

A. Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
B. Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
C. Được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo
D. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng

Câu 12. Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi:

A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc
C. Trường Sơn Bắc.
D. Trường Sơn Nam

Câu 13. Thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là:

A. Sông Chu.
B. Sông Mã.
C. Sông Cầu.
D. Sông Đà

Câu 14. Kiểu cảnh quan chiếm ưu thế ở Việt Nam là rừng:

A. Thưa, cây bụi gai khô hạn.
B. Mưa ôn đới núi cao
C. Nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi thấp.
D. Á nhiệt đới trên núi.

Câu 15. Cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng, thể hiện ở:

A. Địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
B. Hướng núi Tây bắc – Đông nam chiếm ưu thế
C. Địa hình có nhiều kiểu khác nhau
D. Đồi núi thấp chiếm ưu thế

Câu 16. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là:

A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế
B. Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
D. Có nhiều khối núi cao, đồ sộ.

Câu 17. Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:

A. Lương thực
B. Thực phẩm.
C. Công nghiệp.
D. Hoa màu

Câu 18. Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:

A. Nguồn khoáng sản dồi dào.
B. Tiềm năng thủy điện lớn
C. Phong cảnh đẹp, mát mẻ.
D. Địa hình đồi núi thấp

Câu 19. Cơ sở cho phát triển nền lâm, nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ở vùng miền núi nước ta là:

A. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật nhiệt đới
B. Đất feralit có diện tích rộng, có nhiều loại khác nhau.
C. Nguồn nước dồi dào và cung cấp đủ quanh năm
D. Câu A + B đúng.

Câu 20. Thích hợp đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu là địa hình của:

A. Các cao nguyên badan và cao nguyên đá vôi
B. Bán bình nguyên đồi và trung du
C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới
D. Câu A + B đúng.

Câu 21. Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là:

A. Động đất
B. Khan hiếm nước
C. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc
D. Thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lỡ đất)

Câu 22. Núi thấp ở nước ta có độ cao trung bình từ (m)

A. 500 – 100.
B. 500 – 1500.
C. 600 – 1000.
D. 500 – 1200

Câu 23. Đỉnh phanxipăng cao bao nhiêu (m)?

A. 3 143.
B. 3 134.
C. 3 144.
D. 3 343

Câu 24. Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn , hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Câu 25. Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:

A. Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam
B. Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình
C. Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m
D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất nước.

Câu 26. Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm:

A. Do phù sa sông ngòi bồi tụ tạo nên.
B. Có nhiều sông ngòi, kênh rạch
C. Diện tích 40 000 km²
D. Có hệ thống đê sông và đê biển

Câu 27. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có:

A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long
B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt
D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn.

Câu 28. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do:

A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
B. Địa hình thấp và bằng phẳng
C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn
D. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng.

Câu 27. Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có:

A. Diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long
B. Hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô
C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt
D. Thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn.

Câu 28. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn là do:

A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
B. Địa hình thấp và bằng phẳng
C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn
D. Biển bao bọc ba mặt đồng bằng.

Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. Hẹp ngang
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.
D. Được hình thành do các sông bồi đắp

Câu 30. Ở đồng bằng ven biển miền Trung, từ phía biển vào, lần lượt có các dạng địa hình:

A. Cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng
B. Vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng
C. Vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng ; cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng
D. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng ; vùng thấp trũng.

Câu 31. Địa hình cao ở rìa phía Tây, tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của:

A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng ven biển miền Trung
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Câu B + C đúng

Câu 32. Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên hằng năm đe dọa, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là:

A. Bão.
B. Sạt lỡ bờ biển
C. Cát bay, cát chảy.
D. Động đất

Câu 33. Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm :

A. Rộng 15 000 km²
B. Bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. Có các bậc ruộng cao bạc màu

Câu 34. Đồng bằng Phú Yên được mở rộng ở cửa sông:

A. Cả.
B. Thu Bồn.
C. Đà Rằng.
D. Mã – Chu

Câu 35. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do:

A. Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu
B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều
C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.

Câu 36. Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

A. Động đất, bão và lũ lụt.
B. Lũ quét, sạt lở, xói mòn
C. Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.
D. Mưa giông, hạn hán, cát bay

Câu 37. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?

A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản
C. Địa bàn thuận lộ để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày
D. Là điều kiện thuận lợi đề tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Câu 38. Mỗi năm, nước triều lấn mạnh làm cho số diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn là:

A. 1/3.
B. 2/3.
C. 3/4
D. 3/2

Câu 39. Đây là đồng bằng lớn ở miền Trung là:

A. Đồng bằng sông Mã.
B. Đồng bằng sông Cả
C. Cả hai đều sai.
D. Cả hai đều đúng.

Câu 40. Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là:

A. Đồng bằng miền Nam.
B. Đồng bằng Tây Nam Bộ
C. Đồng bằng phù sa.
D. Đồng bằng Chín Rồng

Trắc nghiệm Địa 12 Bài 8

Câu 1. Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở Biển Đông nước ta là :
A. Dầu khí.
B. Muối biển.
C. Cát trắng.
D. Titan.

Câu 2. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng :

A. Vịnh Bắc Bộ.
B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ

Câu 3. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).

Câu 4. Quá trình chủ yếu chi phối hình dạng của vùng ven biển của nước ta là :

A. Xâm thực.
B. Mài mòn.
C. Bồi tụ.
D. Xâm thực - bồi tụ.

Câu 5. Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là :

A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.
C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.
D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa.

Câu 6. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là :

A. Móng Cái.
B. Hà Tiên.
C. Rạch Giá.
D. Cà Mau.

Câu 7. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là :

A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.

Câu 8. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) :

A. Quảng Ninh.
B. Đà Nẵng.
C. Khánh Hoà.
D. Bình Thuận.

Câu 9. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại :

A. Của Lò (Nghệ An).
B. Thuận An (Thừa Thiên - Huế).
C. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
D. Mũi Né (Bình Thuận).

Câu 10. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là :

A. Vịnh Bắc Bộ.
B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 11. Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là :

A. Sông Hồng và Trung Bộ.
B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cử
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.

Câu 12. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là :

A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².
C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.
D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Câu 13. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của Biển Đông được thể hiện rõ ở :

A. Nhiệt độ nước biển.
B Dòng hải lưu.
C. Thành phần loài sinh vật biển.
D. Cả ba ý trên.

Câu 14. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì :

A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.

Câu 15. Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực :

A. Sinh vật.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Cảnh quan ven biển.

Câu 16. Độ mặn trung bình của nước biển Đông là:

A. 33 – 35‰
B. 31 – 33‰
C. 34 – 35‰
D. 35 – 37‰

Câu 17. Trung bình mỗi năm có bao nhiêu cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta?

A. 3 - 4 cơn.
B. 8 cơn.
C. 6 – 7 cơn.
D. 9 – 10 cơn

Câu 18. Hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là:

A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
B. Hệ sinh thái trên đất phèn
C. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển
D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô

Câu 19. Hiện nay hệ sinh thái rừng ngập mặn giảm sút do:

A. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, triều cường thay đổi thất thường
B. Mức độ phức tạp của bão ngày càng tăng, đe dọa hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển
C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông-bắc từ biển vào.
D. Tất cả ý trên

Câu 20. Các bãi tắm từ Bắc vào Nam là:

A. Sầm Sơn, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạch Long Vĩ
B. Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu

Câu 22. Nhiệt độ trung bình của nước biển Đông là

A. 21°C.
B. 22°C.
C. 23°C.
D. 24°C

Câu 23. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?

A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí
B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn
C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước
D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc

Câu 24. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản?

A. Các tam giác châu với bãi triều rộng.
B. Vịnh cửa sông
C. Các đảo ven bờ.
D. Các rạn san hô

Câu 25. Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?

A. Cho năng suất sinh vật cao.
B. Phân bố ở ven biển
C. Có nhiều loài cây gỗ quý hiếm.
D. Giàu tài nguyên động vật

Câu 26. Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là:

A. Trên 2000 loài cá.
B. Các rạn san hô
C. Nhiều loài sinh vật phù du.
D. Hơn 100 loài tôm

Câu 27. Lượn ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

A. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật
B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế
C. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn)
D. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng

Câu 28. Độ ẩm không khí ở biển Đông thường trên:

A. 70%
B. 75%
C. 80%
D. 85%

Câu 29. Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở:

A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 30. Sóng biển mạnh nhất vào thời kì

A. Gió mùa Đông Bắc.
B. Mùa mưa
C. Mùa khô.
D. Gió mùa Tây Nam

Câu 31. Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp, chủ yếu là do:

A. Phá để nuôi tôm.
B. Chính sách bảo vệ rừng
C. Hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra khắp nơi
D. Mưa, bão, lũ lụt kéo dài

Câu 32. Đặc điểm sinh vật nhiệt đới của vùng biển Đông là

A. Năng suất sinh vật cao.
B. Ít loài quý hiếm
C. Nhiều loài đang cạn kiệt.
D. Tập trung theo mùa

...............

Trắc nghiệm Địa 12 Bài 9, 10

Câu 1. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là :

A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.
B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 2. Mưa phùn là loại mưa :

A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Câu 3. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

Câu 4. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :

A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.

Câu 5. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :

A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

Câu 6. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :

A. Nam Bộ.
B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân.
D. Trên cả nước.

Câu 7. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

Câu 8. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :

A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng gió mùa thường xanh.
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.

Câu 9. Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khì hậu nước ta là

A. Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt trời lớn
B. Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời
C. Trong năm, Mặt trời qua thiên đỉnh hai lần
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm

Câu 10. Nhiêt độ trung bình năm của nước ta là (°C)

A. 21-22.
B. 22-27.
C. 27-28.
D. 28-29

Câu 11. Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động

A. 1500-2000.
B. 1600-2000.
C. 1700-2000.
D. 1800-2000

Câu 12. Độ ẩm không khí của nước ta dao động từ (%)

A. 60-100.
B. 70-100.
C. 80-100.
D. 90-100

Câu 13. Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là

A. Gió mậu dịch nửa cầu Nam.
B. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam
C. Gió Đông Bắc.
D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan

......................

Tải file để tham khảo nội dung chi tiết!

Liên kết tải về

pdf 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12
doc 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 12

Địa lí 12

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK