Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó quy định cụ thể các hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và các mức phạt đối với các hành vi đó. Vì vậy người lao động cần nắm rõ các hành vi và mức phạt để tránh bị phạt nhé. Ngoài ra nghị định quy định rõ mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực cho thuê lại lao động, mức xử phạt vi phạm hành chính về tiền lương.
Mức phạt hành chính về lao động đối với người lao động
Hành vi | Mức phạt | Căn cứ pháp lý |
Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. | Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. | Khoản 1 Điều 20 |
- Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; - Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. | Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. | Khoản 1 Điều 22 |
Tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. | Phạt cảnh cáo. | Khoản 1 Điều 34 |
- Cản trở việc thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo hoặc ép buộc người lao động đình công; - Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc; - Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị hoặc tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. | Khoản 2 Điều 34 |
Lợi dụng việc thành lập, gia nhập hoặc hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. | Khoản 3 Điều 35 |