Phò giá về kinh của Trần Quang Khải được giới thiệu đến học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Tổng hợp mở bài Phò giá về kinh, mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu sau đây.
Tổng hợp mở bài Phò giá về kinh
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 1
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 2
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 3
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 4
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 5
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 6
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 7
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 8
- Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 9
- Mở bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình
- Mở bài cảm nghĩ bài Phò giá về kinh
Mở bài phân tích Phò giá về kinh
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 1
Không chỉ là một vị tướng tài ba, Trần Quang Khải còn là một con người có tài năng văn chương. Một trong những tác phẩm của ông là bài thơ “Phò giá về kinh” đã nói lên hào khí Đông A một thời:
“Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san”
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 2
Trần Quang Khải (1241 - 1294) là một trong những anh hùng đã đem tài thao lược làm nên chiến công Chương Dương, Hàm Tử lừng lẫy muôn đời. Ông không chỉ là một võ tướng kiệt xuất mà còn là một thi sĩ tài hoa. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ “Phò giá về kinh”.
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 3
Trần Quang Khải (1241 - 1294) vừa là một võ tướng kiệt xuất của nhà Trần, vừa là một thi sĩ nổi tiếng với rất nhiều những tác phẩm có giá trị. Trong số đó không thể không kể tới bài thơ “Phò giá về kinh”. Đây là tác phẩm tiếp nối mạch nguồn cảm hứng yêu nước của thời đại nhà Trần, thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc.
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 4
Trận chiến Mông - Nguyên thắng lợi, quân dân đất nước mừng rỡ trước chiến công hiển hách của mình. Sức mạnh của quân giặc cũng phải chịu đầu hàng trước khí thế dùng mạnh và tinh thần quật cường chiến đấu của quân ta. Nỗi xúc động và niềm tự hào khôn nguôi còn mãi trong trái tim mỗi người lúc ấy. Trước sự kiện ấy, Trần Quang Khải đã viết nên những vần thơ thép, hùng hồn trong “Phò giá về kinh”:
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình tu trí lực
Non nước ấy ngàn thu”
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 5
Cuộc kháng chiến quân Mông - Nguyên đã qua đi nhưng hào khí một thời thì vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Nhắc đến cuộc kháng chiến này ta không thể không nhắc đến Trần Quang Khải - vị tướng tài kiệt xuất đã có công lớn trong cuộc kháng chiến. Ông đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh” và cho chúng ta sống lại khí thế hào hùng lúc bấy giờ.
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 6
“Phò giá về kinh” là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Trần Quang Khải. Bài thơ vừa thể hiện âm hưởng chiến thắng hào hùng vừa cho thấy tầm nhìn xa trông rộng về đường hướng phát triển đất nước của tác giả.
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 7
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước ta, ghi dấu ấn lại bằng những chiến thắng oanh liệt trước giặc xâm lăng, trong số đó phải kể đến chiến thắng vang dội khiến giặc ngoại xâm phải khiếp sợ đó chính là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai. “Phò giá về kinh” được Trần Quang Khải sáng tác khi mà quân và dân đã giành chiến thắng vang dội, vua và dân nhà Trần quay về trở về kinh đô Thăng Long. Đây được coi là bài ca khải hoàn ca đầy lẫy lừng của dân tộc ta. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, bằng chữ Hán:
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 8
Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư”. Bài thơ chính là khúc khải hoàn đầu tiên của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Mở bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 9
Thượng tướng Trần Quang Khải là một vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên. Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương và Hàm Tử, chiến thắng giải phóng kinh đô năm 1285, ông được cử đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Trên đường đi, ông đã sáng tác bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư”. Đây là khúc khải hoàn đầu tiên của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Mở bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình
Mở bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình - Mẫu 1
Trong chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc, nhà Trần đã cắm những mốc son chói lọi với ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, tạo nên một thời đại oanh liệt với hào khí Đông A bất tử. Hào khí ấy bao trùm cả núi sông và in dấu ấn đậm nét trong bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải.
Mở bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình - Mẫu 2
Khi nhắc đến những chiếc thắng hào hùng trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, không thể không nhắc những chiến công hiển hách chống quân Mông - Nguyên của triều đại nhà Trần. Chính niềm hân hoan chiến thắng ấy đã tạo nên hào khí Đông A chói lọi trong từng trang sử dưới thời Trần. Một trong số những tác phẩm thể hiện rõ nhất hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình của dân tộc, đó là bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” (Trần Quang Khải).
Mở bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình - Mẫu 3
Bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải như một khúc ca khải hoàn về hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình ấy. Tác phẩm đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình của quân và dân ta.
Mở bài cảm nghĩ bài Phò giá về kinh
Mở bài cảm nghĩ bài Phò giá về kinh - Mẫu 1
Trần Quang Khải không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một người có tài văn chương. Bài thơ “Phò giá về kinh” của ông đã giúp người đọc cảm nhận được hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần:
“Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san”
Mở bài cảm nghĩ bài Phò giá về kinh - Mẫu 2
Trang sử vẻ vang của dân tộc đã được tái hiện qua những tác phẩm văn học. Một trong số đó là bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần quang Khải đã thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng, khát vọng thái bình thịnh trị đến muôn đời:
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”