Hướng dẫn một số cách khắc phục khi máy tính MAC bị đơ, ứng dụng máy Mac bị treo, không thể sử dụng các phần mềm đã cài đặt.
Với bất kỳ người sử dụng máy tính nào, việc máy tính bị treo, các ứng dụng, phần mềm cài đặt trên máy bị đơ, lag và không thể sử dụng là điều hết sức bình thường. Nhưng cũng tùy từng hệ điều hành mà lỗi khác nhau và chúng ta cũng áp dụng những cách khắc phục khác nhau.
Bài viết sau sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách để sửa lỗi ứng dụng, phần mềm máy tính Mac bị đơ, đóng băng (treo máy).
Cách khắc phục phần mềm máy MAC bị treo
Thoát hoặc ép máy tính thoát ứng dụng
Nếu bạn đang mở ứng dụng và bị treo, màn hình bị đóng băng và mọi thao tác (bao gồm cả trỏ chuột) đều không có tác dụng và xuất hiện dưới dạng bóng biển thì nguyên nhân chính lên tới 90% là do bộ nhớ RAM không đủ, CPU quá tải hoặc do lỗi của chính ứng dụng đó.
Một cách để kiểm chứng điều này mà các bạn có thể thử, đó là, trước đó, bạn vẫn sử dụng máy tính và các phần mềm khác một cách bình thường, nhưng cứ khi khởi động phần mềm A nào đó hoặc trỏ chuột của bạn chỉ hiển thị dưới dạng "Beach Ball" khi rê vào cửa sổ làm việc đó.
Cách khắc phục:
Thoát khỏi màn hình đang treo và giải phóng không gian trống trên máy. Cụ thể:
Các bạn tìm và click chuột phải vào biểu tượng ứng dụng trên thanh Dock, chọn tiếp vào Quit. Hoặc nhanh hơn, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Cmd + Q.
Trong trường hợp, ứng dụng bị treo và lệnh Quit thực hiện theo cách thông thường không hoạt động, các bạn cần truy cập vào menu Apple / Force Quit hoặc nhấn tổ hợp phím Option + Cmd + Esc.
Lúc này, trên cửa sổ Force Quit Applications sẽ hiện ra một danh sách các ứng dụng máy tính đang sử dụng, tìm và nhấn chuột trái chọn vào ứng dụng bị lỗi rồi chọn tiếp Force Quit.
Khởi động lại máy
Cũng giống như khi sử dụng điện thoại iPhone, iPad, việc khởi động lại máy luôn là một cách đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, có thể giúp bạn sửa một số lỗi trên máy. Với hệ điều hành MAC cũng vậy, khởi động lại máy giúp bạn khắc phục các lỗi treo trên hệ thống, đóng băng ứng dụng, rò rỉ bộ nhớ hoặc các sự cố "nhẹ" khác có liên quan tới hệ thống, ứng dụng.
Cách thực hiện:
Từ màn hình đang sử dụng, bạn di chuột và nhấn vào biểu tượng Apple Menu / chọn Restart. Khi màn hình hiện ra thông báo như dưới đây, click chọn Restart để xác nhận.
Sau khi thực hiện, hệ điều hành macOS sẽ lập tức thoát khỏi tất cả ứng dụng và các process đang chạy. Cách này cũng sẽ giúp giải phóng bộ nhớ RAM và CPU, giảm tải cho bộ nhớ ảo trên ổ cứng.
Một trường hợp khác, nếu Menu Apple không mở hoặc màn hình Mac, chuột đều bị treo, hãy nhấn và giữ đồng thời các phím Control + Cmd + nút Nguồn hoặc nhấn và giữ nút Nguồn (Power) trong khoảng 10 giây để ép khởi động lại máy.
Update phần mềm
Một nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng trên, đó là do phần mềm, ứng dụng quá cũ, lâu không được cập nhật, và khi chúng hoạt động không đúng cách mà hệ thống yêu cầu, lỗi sẽ có thể xảy ra.
Để thay đổi điều này, bạn chỉ cần update các phần mềm, ứng dụng quá cũ trên máy bằng cách:
- Mở App Store, sau đó nhấp chọn vào Updates.
- Muốn cập nhật ứng dụng nào, bạn click chọn vào nút Update tương ứng với ứng dụng đó.
Khi phần mềm đó đã có sẵn bản cập nhật mới nhất, bạn sẽ nhận được thông báo và biểu tượng thông báo cập nhật trên App Store.
CHÚ Ý:
Các ứng dụng mà người dùng tải xuống từ trang web của nhà phát triển có thể sẽ không được thông báo cũng như không được hỗ trợ tính năng cập nhật tự động.
Một số ứng dụng sẽ tự động chạy kiểm tra cập nhật mỗi khi người dùng khởi chạy chúng, nhưng cũng có những ứng dụng khác chỉ có thể tự động kiểm tra theo lịch cố định, theo yêu cầu (do bạn hoặc hệ thống thiết lập) hoặc bạn sẽ phải làm bằng tay.
Cách thực hiện:
- Tìm lệnh Check for Updates trên tab Help, menu Application hoặc cửa sổ Preferences.
Một mẹo nhỏ cho những ai quan tâm, đó là bạn có thể bật tính năng tự động cập nhật để máy tự cập nhật bản mới nhất cho các ứng dụng bất cứ khi nào chúng có bản mới nhất.
Kiểm tra tính tương thích
Nếu đã áp dụng các cách trên mà lỗi vẫn còn, bạn nên nghĩ tới việc kiểm tra tính tương thích của ứng dụng đó với phiên bản MacOS mà bạn đang dùng.
Cụ thể:
Truy cập vào Apple Menu / About This Mac để kiểm tra phiên bản macOS mà bạn đang sử dụng xem đã là bản mới nhất hay chưa?
Tiếp theo, mở trang web của nhà phát triển ứng dụng và tìm thông tin liên quan xem ứng dụng đó có tương thích với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng hay không?
Ngoài ra, bạn cũng nên thử kiểm tra các ứng dụng 32-bit cũ trên hệ thống của máy bằng cách:
- Vào Apple Menu chọn About This Mac
- Click tiếp vào nút System Report
- Tại khung hiển thị bên trái, kéo xuống dưới tìm mục Software và nhấp chọn vào Applications
- Chờ vài giây để danh sách các ứng dụng đang được cài đặt hiển thị ra. Lúc này, bạn hãy quan sát khung bên phải, tìm cột 64-bit (Intel). Trong này, các ứng dụng hiển thị No là ứng dụng 32-bit và Yes là ứng dụng 64-bit
Lý do để thực hiện điều này là do, tại hội nghị WWDC 2018, Apple đã ra thông báo, "macOS Mojave là phiên bản cuối cùng hỗ trợ các ứng dụng 32-bit". Nghĩa là nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành này thì không thể cài đặt các ứng dụng 32-bit. Tốt nhất nên tìm các ứng dụng khác tương ứng để thay thế hoặc xem ứng dụng mình đang dùng có bản 64bit hay không?
Một điều cần chú ý khác, đó là dù các nhà phát triển đều hỗ trợ ứng dụng của họ trên các phiên bản macOS mới nhất. Nhưng cũng không có gì đảm bảo rằng nó hoàn hảo 100%, nhất là với các bản cập nhật sớm. Chính vì vậy, việc kiểm tra và tìm kiếm thông tin để đối chiếu cũng là một trong những cách hiệu quả giúp bạn khắc phục lỗi này.
Xóa file Preference
Các file Preference là nơi sẽ lưu lại các cài đặt ứng dụng, chúng bao gồm các thông số hướng dẫn cần thiết để ứng dụng có thể hoạt động đúng. Trong một vài trường hợp file Preference bị lỗi sẽ dẫn tới việc ứng dụng bị treo, đóng băng hoặc thậm chí là làm hỏng các dữ liệu.
Để có thể xóa được các file Preference này, các bạn cần truy cập vào thư mục Library (hầu hết các tệp Preference đều nằm trong này), bằng cách:
- Vào /Library /Preferences hoặc /Library /Preferences
- /Library /Application Support /[App hoặc Developer name] hoặc /Library /Application Support /[App or Developer name]
- /Library /Containers /[App name] /Data /Library /Preferences
CHÚ Ý:
- Các file preference có một quy tắc đặt theo chuẩn Reverse Domain Naming System. Bao gồm tên công ty + mã định danh ứng dụng + phần mở rộng file (.plist).
- Ví dụ: com.apple.finder.plist là file Preference của ứng dụng Finder
- Chính vì thế, để có thể tìm nhanh và chính xác file Preference của ứng dụng nào đó, bạn cần:
- Đóng ứng dụng lại (nếu nó đang chạy)
- Mở thư mục Library và chuyển chế độ xem thành dạng List view
- Chọn chuột trái vào cột Name để sắp xếp danh sách theo tên cho dễ tìm kiếm
- Nhập tên ứng dụng vào khung Search
- Kéo file preference ra màn hình desktop
Nếu bạn không ngại cài đặt thêm phần mềm thì có thể sử dụng AppCleaner để xóa file Preference. AppCleaner được cung cấp hoàn toàn miễn phí, ngoài ra ứng dụng khá gọn nhẹ và được thiết kế để chuyên thực hiện công việc là gỡ bỏ cài đặt ứng dụng Mac một cách tối đa và triệt để nhất.
Sau khi cài đặt AppCleaner vào máy, bạn chỉ cần nhập tên ứng dụng vào, sau đó bỏ chọn ứng dụng, tick chọn các thiết lập và cài đặt liên quan rồi click chọn Remove là xong.
Xóa bộ nhớ cache của ứng dụng
Tất cả các ứng dụng Mac đều sử dụng bộ nhớ cache để hỗ trợ trong quá trình làm việc. Nếu vì lý do nào đó mà file cache bị hỏng sẽ kéo theo việc ứng dụng gặp vấn đề, lỗi và không thể hoạt động như mong muốn.
Thông thường, hệ điều hành macOS sẽ cố gắng loại bỏ các file cache bị lỗi này, nhưng do chúng đều là file ẩn nên việc thực không hề dễ dàng. Bạn có thể thực hiện thủ công bằng cách sau đây:
Đóng ứng dụng, truy cập vào các đường dẫn dưới đây:
- /Library /Caches or /Library /Caches
- /Library /Containers /[App Name] /Data /Library /Caches /[App Name]
- /Library /Saved Application State
Sau khi tìm thấy các file cache mình cần, hãy kéo chúng vào thùng rác. Ứng dụng sẽ tự động tạo lại file bộ nhớ cache mới.
Nếu ứng dụng hiển thị thông báo lỗi sự cố, bạn có thể xóa bộ nhớ cache hệ thống bằng cách: mở Terminal rồi nhập lệnh dưới đây và chọn Return:
sudo atsutil databases -remove
Bạn sẽ cần nhập mật khẩu Admin nếu được thông báo, sau khi quá trình hoàn tất, khởi động lại máy tính là được.
Một lưu ý nhỏ là không nên xóa bộ nhớ cache hệ thống một cách vô tội vạ, chỉ nên xóa khi hệ thống hoặc ứng dụng có vấn đề. Bộ nhớ cache giúp Mac hoạt động mượt hơn. Việc xóa bộ nhớ cache hệ thống đồng nghĩa với việc Mac sẽ phải tạo lại chúng từ đầu.
Bài viết trên vừa hướng dẫn các bạn một số cách để sửa lỗi máy tính Mac bị đóng băng, treo ứng dụng. Bạn cũng nên tiến hành dọn dẹp hệ thống, tối ưu hệ thống Mac để máy hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.