Vở chèo Quan Âm Thị Kính là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu truyền thống. Tác phẩm sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Tóm tắt vở kịch Quan âm Thị Kính. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Tóm tắt vở kịch Quan âm Thị Kính
Tóm tắt vở kịch Quan âm Thị Kính
Bài văn mẫu số 1
Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.
Trong làng có Thị Mầu con của một vị trưởng giả giàu có ở vùng ấy, thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt. Thị Mầu vốn lẳng lơ đã gian díu với anh Nô rồi có thai bị làng bắt vạ gọi ra tra hỏi, thị chối quanh nhưng về sau lại đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm bị oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Nuôi con ròng rã ba năm, rồi nàng “hóa” được lên đài sen trở thành Phật Bà Quan Âm. Nàng viết thư để lại cho đứa trẻ, lúc này mọi người mới hiểu rõ sự tình.
Bài văn mẫu số 2
Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.
Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.
Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng “hóa”, được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi “hóa”, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
Bài văn mẫu số 3
Thị Kính là con gái Mãng Ông. Chồng của Thị Kính là Thiện Sĩ. Một hôm, Thị Kính đang ngồi khâu vá. Chồng đọc sách bên cạnh vì mệt quả mà ngả lưng yên giấc. Nhìn thấy có chiếc râu mọc ngược sẵn có dao bén nàng cầm lấy định dùng để xén đi. Bỗng nhiên Thiện Sĩ tỉnh giấc, kêu lên thất thanh. Bố mẹ chồng nghi cho Thị Kính là muốn giết chồng, toan đuổi về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính bị oan ức, không biết kêu vào đâu liền cải trang thành nam, tìm đến chùa Vân xin đi tu. Thị Mầu con gái phú ông rất lẳng lơ, mê đắm chú tiểu Kính Tâm; ve vãn mãi mà vẫn không được. Sau đó Thị Mầu chửa hoang với anh Nô, kẻ đi đợ. Làng phạt vạ. Thị Mầu vu cho tiểu Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra cổng chùa, Thị Mầu trao đứa con hoang cho Kính Tâm. Suốt ba năm ròng rã phải chịu khổ cực. Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm. Qua vở chèo ta cũng cảm nhận được tư tưởng trong Quan Âm Thị Kính là tư tưởng Phật giáo.
Bài văn mẫu số 4
Thị Kính là con gái của Mãng ông. Thị Kính lấy Thiện Sĩ là con trai của Sùng ông, Sùng bà giàu có. Một đêm khuya, Thiện Sĩ đọc sách rồi nằm lên kỉ thiu thiu ngủ. Thị nhìn thấy một chiếc râu mọc ngược dưới cằm chồng, bèn lấy con dao khâu xén chiếc râu ấy đi. Thiện Sĩ chợt giật mình choàng thức, hốt hoảng túm lấy con dao hô hoán lên: “Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi làng! Đêm khuya khoắt bổng làm sao thấy bất thường!”Thị Kính bị Sùng ông Sùng bà vu cho tội định giết chồng, rồi đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ.
Đau khổ và bế tắc, Thị Kính cải dạng con trai, vào tu ở chùa Vân Tự, Thị Mầu con gái phú ông rất lẳng lơ, mê đắm chú tiểu Kính Tâm; ve vãn mãi mà vẫn không được. Sau đó Thị Mầu chửa hoang với anh Nô, kẻ đi đợ. Làng phạt vạ. Thị Mầu vu cho tiểu Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra cổng chùa, Thị Mầu trao đứa con hoang cho Kính Tâm.
Suốt ba năm trời Kính Tâm âm thầm chịu đựng và nhẫn nhục đi xin sữa nuôi con cho Thị Mầu. Trời Phật độ lòng, cho Kính Tâm được hoá thành Phật Bà Quan Âm lên toà sen (cõi Phật). Bấy giờ mọi người mới biết tiểu Kính Tâm là gái và hiểu rõ lòng nhẫn nhục, đức hi sinh cực độ của Thị Kính.
Bài văn mẫu số 5
Thị Kính là con gái của Mãng ông - một người nông dân nghèo. Nàng kết duyên cùng Thiện Sĩ là con trai của Sùng ông Sùng bà. Một hôm nọ, Thị Kính đang ngồi khâu. Chồng nàng đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược liền cầm dao toan cắt đi. Đúng lúc đó, Thiện Sĩ tỉnh dậy, hô hoán lên. Bố mẹ chồng liền đổ cho Thị Kính là định giết chồng. Nàng hết lời giải thích nhưng không ai nghe. Sùng ông Sùng bà đuổi nàng về nhà mẹ đẻ.
Bị oan ức, Thị Kính giả trai vào tu ở chùa Vân Tự và lấy hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu là con gái của phú ông, vốn tính lẳng lơ, đem lòng say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà chòng ghẹo, ăn nằm với người ở là anh Nô, rồi có thai. Làng bắt vạ, Thị Mầu khai là của Kính Tâm. Điều đó khiến Kính Tâm bị đuổi ra khỏi chùa. Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm nuôi. Sau ba năm nuôi dưỡng con cho Thị Mầu, nàng được “hóa” lên tòa sen trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước đó, nàng đã viết thư để lại cho đứa trẻ thì sự tình mới được rõ ràng.