Văn mẫu lớp 11: Tình yêu quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại của Trang Thế Hy là chủ đề rất hay để viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện.
Tình yêu quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại mang đến dàn ý chi tiết nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng biết cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hay. Đồng thời nhanh chóng hoàn thành bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện đạt kết quả cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích vẻ đẹp nhân vật Đan-kô.
Dàn ý Tình yêu quê hương trong Nắng đẹp miền quê ngoại
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về nhà văn Trang Thế Hy.
- Nêu vấn đề: Vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền quê ngoại.
II. Thân bài:
- Con người miền quê ngoại như cô Thơm, người dượng rể,... là những người dân hiền lành, lương thiện, chịu nhiều cay đắng, đau khổ mà vẫn rất bao dung, nghĩa tình. Thiên nhiên miền quê ngoại đẹp đẽ, tươi tắn, sinh động, thanh bình, yên ả, đầy sức sống: “Biển cỏ bao la xanh rờn rợn trải rộng đến chân trời”, “Dòng kinh thẳng băng giống như một tấm lụa dài vô tận màu xanh gợn gợn theo nhịp chèo của cô thôn nữ uốn éo tấm thân tơ trên chiếc xuồng con lắc lẻo trôi xuôi”, “Nắng chiều phủ lên cảnh vật một lớp men vàng lấp lánh”, “Trên đọt dải lau thưa, và con chim non ríu rít gọi đàn.”.
- Trước cái đẹp của con người và thiên nhiên miền quê ngoại, nhân vật “tôi” đã nhận rõ âm mưu và tội ác của giặc; sám hối, nhận tội, tạ tội trước người dượng rể, trước mộ cô Thơm; tự hứa sẽ sống xứng đáng với vẻ đẹp của quê hương.
III. Kết bài:
- Đánh giá khái quát vẻ đẹp của quê hương trong truyện ngắn Nắng đẹp miền
quê ngoại.
- Khẳng định tình yêu quê hương là tình cảm cao quý, chính đáng.