Tình huống truyện Những ngôi sao xa xôi gồm 4 mẫu, giúp các em học sinh nắm rõ tình huống truyện để nhanh chóng viết bài phân tích, cảm nhận truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê thật hay.
Tình huống truyện Những ngôi sao xa xôi được phác họa hết sức độc đáo, thể hiện tâm hồn hồn nhiên, trong sáng và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết của những nữ thanh niên xung phong. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm hoàn cảnh sáng tác Những ngôi sao xa xôi để hiểu sâu sắc hơn về truyện ngắn.
Phân tích tình huống truyện Những ngôi sao xa xôi
Tình huống truyện Những ngôi sao xa xôi - Mẫu 1
Ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Họ là những nữ thanh niên còn rất trẻ tuổi. Công việc của họ là theo dõi máy bay địch ném bom, đo đếm khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, san lấp mặt đường và phá bom nổ chậm.
Công việc của họ thật khó khăn vất vả và luôn phải đối mặt với cái chết. Việc tạo tình huống trên nhà văn Lê Minh Khuê muốn thể hiện tâm hồn hồn nhiên trong sáng đầy mơ mộng và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tình đồng chí đồng đội của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tình huống truyện Những ngôi sao xa xôi - Mẫu 2
Ba cô gái thanh niên xung phong - mỗi người một xuất thân, tính cách khác nhau nhưng lại thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc tuy vất vả nhưng họ vẫn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Ý nghĩa: Qua việc xây dựng tình huống trên, Lê Minh Khuê muốn thể hiện tâm hồn hồn nhiên trong sáng đầy mơ mộng và lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tình đồng chí đồng đội của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tình huống truyện Những ngôi sao xa xôi - Mẫu 3
Tình huống truyện: Ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ là những thanh niên còn rất trẻ, công việc của họ là theo dõi máy bay địch dội bom ở chỗ nào, xong đo đếm khối lượng đất đá bị bom đào xới để san lấp và phá bom.
⇒ Công việc đối mặt với sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, nhưng họ vẫn quyết tâm vì miền Nam đang vẫy gọi, Tổ quốc đang vẫy chào. Qua đó cho ta thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn của những người đồng đội, đồng chí cụ Hồ.
Tình huống truyện Những ngôi sao xa xôi - Mẫu 4
Tình huống truyện được tác giả phác họa nên khá độc đáo:
- Hình ảnh ba có gái thanh niên xung phong:
Ba cô gái thanh niên xung phong bước vào trang viết của Lê Minh Khuê với những cái tên đầy nữ tính, rất riêng biệt: Định, Thao, Nho. Họ là những cô gái từ thành thị tình nguyện xung phong ra chiến trường với ước muốn giải phóng đất nước. Họ ra đi mang theo bao ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Dưới lời kể của nhân vật tôi (Phương Định), người đọc như đang sống lại cùng cô với những kỉ niệm ấu thơ: “Cái bàn học kê ở góc phòng, rồi con phố nhỏ...” tất cả đều là những hành trang mang theo trong cô, giúp cô chiến đấu.
Ba cô gái - ba sở thích. Ba cô gái - ba tính cách nhưng họ sống gắn bó với nhau như chị em ruột thịt.
Phương Định luôn thích hồi tưởng lại những kỉ niệm quá khứ. Ở sâu trong rừng, cô vẫn luôn hướng về gia đình, về căn gác nhỏ nơi cô sống suốt tuổi ấu thơ, nhớ cả những con người quanh đó nữa..
Khác Định, Nho là người nhỏ tuổi nhất. Tính cô lại càng trẻ con hơn. Nho thích mút kẹo, uống sữa. Hằng ngày, Nho luôn được hai chị cưng chiều, luôn được phần việc nhẹ hơn. Tuyệt nhiên, không phải vì vậy mà Nho ỷ lại công việc vào Thao và Định, vẫn cứng rắn và đầy sự dũng cảm, Nho cùng hai chị đi phá bom.
Đại diện cho tuổi trẻ yêu nước, không ngại khó khăn, Thao đã chiến đấu ở chiến trường này được mấy năm rồi. Là một cô gái thành thị, Thao không yểu điệu, chị rất cương quyết khi làm việc. Lớn tuổi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất, Thao trở thành “thủ trưởng” của hai cô “em gái” trong đơn vị. Càng chú ý, ta càng thấy chị Thao thật đặc biệt. Trong những lúc nguy hiểm nhất thì chị lại bình tĩnh đến nỗi khiến người ta phát bực. Thao - cô chị cả, luôn chăm sóc Định và Nho. Nhìn cảnh Nho bị thương, Thao còn thấy đau đớn hơn cả Nho. Từ bao giờ, ba cô gái Thao, Định, Nho đã gắn bó với nhau như chân với tay.
=> Hình ảnh những cô gái trên cao điểm thật trẻ trung, hồn nhiên nhưng gan dạ. Ba cô gái giữ ba nét riêng biệt, ba cá tính riêng nhưng vẫn đầy tình yêu, đầy nữ tính. Sống trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh, bằng tình yêu thương của họ, đã làm dịu đi những mất mát đau thương.
Và cũng từ đó, nhận thức, ước nguyện giải phóng quê hương, họ - những cô gái thanh niên xung phong hiện lên với tinh thần trách nhiệm cao trước công việc; với sự dũng cảm của những cô gái khiến mỗi chúng ta khi lật lại những trang viết lại thấy cảm phục, trân trọng họ hơn. Liệu rằng Lê Minh Khuê đã dùng mấy trang viết đủ để viết lên tinh thần chiến đấu, công việc gian lao vất vả của ba cô gái thanh niên xung phong? Không chỉ với vẻn vẹn một trang viết mà Lê Minh Khuê đã diễn tả được điều ấy. Tuy hoàn cảnh sống của họ là một nơi trên chiến trường ác liệt luôn luôn phải đối diện với tử thần, dẫu công việc có nguy hiểm: Sau mỗi trận bom của địch thả xuống, họ lại lao ra trận địa phá bom... Nhưng họ vẫn đầy tinh thần trách nhiệm, vì nhiệm vụ họ vẫn hoàn thành công việc. Đã có lúc họ nghĩ đến ... nhưng đó chỉ là mờ nhạt mà thôi! Bởi chính tinh thần trách nhiệm cao họ đặt lên làm “tiêu chí” làm việc của họ, với công việc phá bom nguy hiểm, đôi bàn tay của họ khéo léo nhẹ nhàng luôn từng chút một gạt từng chút đất lấp xung quanh quả bom. Lê Minh Khuê đã miêu tả tỉ mỉ, đan xen bởi cảm giác ghê rợn hãi hùng của ba cô gái thanh niên xung phong Định, Thao, Nho: “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rộng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ
- Tình động đội:
Tình đồng đội gắn bó keo sơn là đặc điểm vốn có của người chiến sĩ Việt Nam. Những cô gái thanh niên xung phong mở đường cho xe vào miền Nam là những hình tượng, những đề tài cho các nhà thơ, nhà văn. Khai thác từ hình tượng ấy, Lâm Thị Mỹ Dạ có bài Khoảng trời hố hom.
Vượt lên trên tất cả những khó khăn, gian lao vất vả là tình đồng chí, đồng đội gắn bó. Dù họ là ba cô gái với ba tính cách, ba sở thích khác nhau nhưng họ coi nhau như chị em ruột thịt trong gia đình, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: nhất là khi Nho bị thương trong hầm bị sập, Định đã băng bó, chị Thao sốt ruột và cảm thấy đau đớn hơn người bị thương, chăm sóc tận tình cho Nho.