Công thức tính chu vi hình tam giác là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Hình tam giác là một hình gồm có 3 cạnh như tên gọi của nó. Ta có tam giác thường, tam giác vuông với 1 góc vuông 90 độ và tam giác đều có 3 cạnh bằng nhau hay tam giác cân, tam giác tù, tam giác nhọn và tam giác vuông cân. Dù là các hình tam giác khác nhau nhưng chu vi của hình tam giác vẫn là tổng của 3 cạnh cộng lại.
Chu vi tam giác: Lý thuyết và bài tập
1. Tính chu vi tam giác thường
Tam giác thường là tam giác cơ bản có 3 cạnh với độ dài khác nhau.
Công thức tính chu vi hình tam giác thường:
P = a + b + c
Trong đó:
- P là chu vi tam giác.
- a, b, c là 3 cạnh của hình tam giác đó.
Để tính diện tích nửa chu vi tam giác sẽ dựa theo công thức: ½P = (a+b+c) : 2
Ví dụ: Cho tam giác có độ dài 3 cạnh lần lượt là 4cm, 8cm và 9cm. Tính chu vi hình tam giác.
Dựa vào công thức chúng ta sẽ có lời giải là P = 4 + 8 + 9 = 21cm
2. Công thức tính chu vi tam giác cân
Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh và 2 góc bằng nhau. Đỉnh của tam giác cân là giao diện của 2 cạnh bên.
Để tính chu vi tam giác cân, bạn cần biết đỉnh của tam giác cân và độ dài 2 cạnh là được. Công thức tính chu vi hình tam giác cân là:
P = 2a + c
Trong đó:
- a: Hai cạnh bên của tam giác cân.
- c: Là đáy của tam giác.
Lưu ý, công thức tính chu vi tam giác cân sẽ được áp dụng để tính chu vi của tam giác vuông cân.
Ví dụ: Cho hình tam giác cân tại A với chiều dài AB = 7cm, BC = 5cm. Tính chu vi hình tam giác cân.
Dựa vào công thức tính chu vi tam giác cân, ta có cách tính P = 7 + 7 + 5 = 19cm.
3. Cách tính chu vi tam giác đều
Tam giác đều là trường hợp đặc biệt của tam giác cân khi 3 cạnh bằng nhau.
Công thức tính tam giác đều là:
P = 3 x a
Trong đó
- P: Là chu vi tam giác đều.
- a: Là chiều dài cạnh của tam giác.
Ví dụ: Tính chu vi tam giác đều có cạnh AB = 5cm.
Dựa theo công thức chúng ta có cách tính P = 5 x 3 = 15cm.
4. Chu vi tam giác vuông
Tam giác vuông là tam giác có 1 góc vuông 90°.
Công thức tính chu vi tam giác vuông là:
P = a + b + c
Trong đó
- a và b: Hai cạnh của tam giác vuông.
- c: Cạnh huyền của tam giác vuông.
Ví dụ: Tính chu vi tam giác vuông với độ dài CA = 6cm, CB = 7cm và AB = 10cm.
Dựa vào công thức tính chúng ta có cách tính P = 6 + 7 + 10 = 23cm.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể tính chu vi của tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh. Cho tam giác vuông với chiều dài CA = 5cm, CB = 8cm, tính chu vi.
Như hình dưới đây do tam giác vuông ở C nên cạnh huyền là AB. Để tính cạnh huyền tam giác vuông cân, ta sẽ dựa theo định lý Pitago trong tam giác vuông.
AB² = CA² + CB²
AB² = 25 + 64
AB = 9,4cm
Vậy chu vi tam giác vuông CAB là:
P = 5 + 8 + 9,4 = 22,4cm
5. Bài tập tính chu vi tam giác
Bài 1: Tính chu vi hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là:
a) 6cm, 10cm và 12cm
b) 2dm, 3dm và 4dm
c) 8m, 12m và 7m
Bài 2: Tam giác có ba cạnh bằng nhau và bằng 6dm. Tính chu vi của tam giác đó.
Bài 3: Cho tam giác ABC có độ dài cạnh AB bằng 14cm. Tổng độ dài cạnh BC và CA hơn độ dài cạnh AB là 8cm.
a) Tìm tổng độ dài hai cạnh BC và CA.
b) Tính chu vi tam giác ABC.
Bài 4: Tam giác ABC có ba cạnh bằng nhau, cạnh AB = 5dm. Tìm chu vi tam giác ABC.
Bài 5: Cho tam giác ABC có độ dài cạnh AB bằng 12 cm.Tổng độ dài hai canh BC và CA hơn độ dài cạnh AB là 7cm.
a) Tìm tổng độ dài hai cạnh BC và CA
b) Tìm chu vi tam giác ABC.