Văn mẫu lớp 10: Viết bài luận thuyết phục từ bỏ quan niệm Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu mang đến bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập củng cố kỹ năng làm văn thuyết phục người khác ngày một tốt hơn.
Thuyết phục từ bỏ quan niệm Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu cực chất dưới đây sẽ là nguồn tài liệu cực kì hữu ích, là người bạn đồng hành giúp các em hiểu được trình tự làm bài, quan sát, biết cách liên tưởng, so sánh, lựa chọn ngôn từ phù hợp. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya, bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.
Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu
Dàn ý Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận.
2. Thân bài:
- Một số biểu hiện:
- Ăn mặc thiếu vải, hở hang.
- Kết hợp quần áo, phụ kiện quá kệch cỡm, “rườm rà”, rối mắt.
- Nguyên nhân dẫn đến quan niệm này:
- Nhận thức yếu kém.
- Thị hiếu thẩm mĩ không phù hợp.
- Đua đòi, học theo những cá nhân khác.
- Lí do để từ bỏ quan niệm này:
- Không phù hợp với chuẩn mực chung.
- Khiến bản thân trở nên “lố bịch” trong mắt người khác.
- Đề xuất một số giải pháp để từ bỏ quan niệm này:
- Trang phục không phải là yếu tố thể hiện đầy đủ giá trị của bản thân cho nên cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ.
- Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Thuyết phục từ bỏ quan niệm Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu
Trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, con người được tiếp xúc với nhiều trào lưu, xu hướng mới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thời trang, làm đẹp. Tuy nhiên, do nhận thức yếu kém cùng cái nhìn phiến diện mà một số người cho rằng ăn mặc khác người là sành điệu đẹp đẽ. Đây là quan niệm thường gặp ở một bộ phận giới trẻ, cho thấy nhận thức lệch lạc, cần phải sửa chữa, thay đổi.
Trang phục không chỉ đơn thuần là làm đẹp cho bản thân mà còn là cách để chúng ta tạo được thiện cảm và thể hiện trình độ văn hóa đối với mọi người. Mặc đẹp là điều cần thiết song mặc thế nào để không “khác biệt”, lạc lõng với mọi người xung quanh lại là điều đáng được chú ý, coi trọng. Nhiều người cho rằng, chỉ cần ăn mặc thật đẹp, thật cầu kì là sẽ được mọi người ngưỡng mộ mà không biết rằng việc chọn trang phục phù hợp, đúng lúc đúng chỗ lại quan trọng hơn rất nhiều.
Rất nhiều bạn trẻ bắt chước theo trào lưu hoặc cách ăn mặc của thần tượng để thu hút sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, điều mọi người tập trung không phải là sự cuốn hút, lịch thiệp mà là nét lập dị, thừa thiếu vải. Họ không quan tâm đến lời nhận xét, góp ý của người khác mà vẫn kiên quyết, bảo thủ với lối ăn mặc của mình. Thậm chí, còn đi đến những nơi đông người như công sở, chùa chiền, quán cà phê,... gây ra sự phản cảm, khó chịu cho người khác. Suốt một thời gian dài, báo đài đưa tin về việc một số người ăn mặc hở hang vào chùa, trở thành điểm “xấu” trong môi trường thanh tịnh, trang nghiêm. Hành vi này xuất hiện ngày càng nhiều khiến các sư trụ trì phải dán biển cảnh báo “Cấm ăn mặc hở hang khi vãn cảnh chùa”. Đây quả là một thực trạng đáng buồn làm sao.
Từ trước cho đến nay, chưa bao giờ việc ăn mặc của giới trẻ lại khiến cho những nhà quản lí văn hóa lại đau đầu đến vậy. Nét đẹp của trang phục truyền thống dần bị đánh mất, thay vào đó là sự “lố bịch”, không phù hợp với chuẩn mực chung của cộng đồng. Giá trị của một con người không thể hiện qua những bộ đồ cầu kì, kiểu cách mà bộc lộ qua cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ; ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.
Thói quen ăn mặc lịch sự không chỉ thể hiện tính cách, trình độ nhận thức, văn hóa của mỗi người mà còn góp phần kiến tạo một xã hội tươi đẹp, văn minh. Do vậy, chúng ta cần chú ý hơn đến cách ăn mặc của bản thân, sao cho vừa phô diễn được vẻ đẹp ngoại hình, vừa giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc Việt Nam.