Trang chủ Học tập Lớp 6 Khoa học tự nhiên 6 CTST

Thực vật - KHTN 6 Chân trời sáng tạo

KHTN Lớp 6 Bài 29: Thực vật

Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo trang 131

Giải KHTN 6 Bài 29 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Thực vật thuộc Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống.

Soạn KHTN 6 Chân trời sáng tạo trang 131, 132, 133, 134, 135, 136, 137 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Bài 29 mời các bạn theo dõi nhé.

Câu hỏi mở đầu Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 29

Giờ ra chơi, các bạn đố nhau xem ai có thể kể tên của nhiều loài thực vật trong vườn trường nhất. Theo em, các bạn có thể liệt kê được hết tên các loài thực vật trong vườn trường không?

Trả lời:

Tùy theo độ đa dạng của thực vật trong vườn trường và sự hiểu biết của các bạn học sinh để dự đoán.

  • Nếu độ đa dạng của vườn trường thấp và các bạn học sinh có sự hiểu biết phong phú sẽ kể được hết.
  • Nếu độ đa dạng của vườn trường cao và các bạn học sinh có vốn kiến thức chưa nhiều sẽ không liệt kê được hết.

Câu hỏi luyện tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 29

Luyện tập 1

Em hãy cho biết môi trường sống của thực vật bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Tên câyMôi trường sống
Cây rêu
Cây dương xỉ
Cây thông
Cây xương rồng
Cây phong lan
....

Trả lời:

Tên câyMôi trường sống
Cây rêuTường ẩm
Cây dương xỉĐất ẩm ướt
Cây thôngPhát triển nhiều ở nơi có khí hậu ôn đới
Cây xương rồngPhát triển nhiều ở nơi có khí hậu khô hạn
Cây phong lanCây thân gỗ lớn
Cây hoa senĐầm nước

Luyện tập 2

Dựa vào đặc điểm các nhóm thực vật, hãy xây dựng khóa lưỡng phân theo gợi ý sau:

Luyện tập 2

Trả lời:

Luyện tập 2

Luyện tập 3

Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn hình 29.2 nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể?

Luyện tập 3

Trả lời:

Theo sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên: cỏ là thức ăn của châu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch, ếch là thức ăn của rắn, rắn là thức ăn của diều ăn rắn.

→ Nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể, tất cả các sinh vật trong chuỗi thức ăn đều bị thiếu thức ăn và giảm số lượng.

Luyện tập 4

Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Lợi ích của việc trồng nhiều cây xanh với vấn đề bảo vệ môi trường là: Bảo vệ môi trường không khí: Lọc bớt khói bụi; giảm hàm lượng khí CO2 trong không khí → giảm tác hại gây ra do hiệu ứng nhà kính; hấp thụ các khí độc khác như SO2, NOx,…

Luyện tập 5

Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu sau:

Tên cây
Giá trị sử dụng
Làm lương thựcLàm thực phẩmLàm thuốcLấy quảLấy gỗLàm cảnh
Cây ngô+++---
???????
???????
???????

Lời giải:

Tên cây
Giá trị sử dụng
Làm lương thựcLàm thực phẩmLàm thuốcLấy quảLấy gỗLàm cảnh
Cây ngô+++---
Cây đào--++++
Cây mít---++-
Cây Su Su-+-+--

Câu hỏi vận dụng Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 29

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Trả lời:

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí.

Câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 29

Câu 1

Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật. Xác định đặc điểm của mỗi nhóm.

Hình 29.1

Hình 29.1

Trả lời:

Đại diện nhóm thực vật:

  • Nhóm Rêu: cây rêu tường
  • Nhóm Dương xỉ: cây dương xỉ
  • Nhóm Hạt trần: cây vạn tuế, cây thông
  • Nhóm Hạt kín: cây đào, cây xương rồng

Câu 2

Có thể phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm cấu tạo bên trong nào?

Trả lời:

Phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm bên trong đó là: có mạch dẫn hay không (rêu không có mạch dẫn, dương xỉ có hệ mạch dẫn)

Câu 3

Đặc điểm nào giúp em phân biệt Hạt trần và cây hạt kín.

Trả lời:

Đặc điểm giúp phân biệt hạt trần và hạt kín dựa vào vị trí của hạt (cây hạt trần có hạt nằm lộ trên noãn, cây hạt kín có hạt nằm trong quả

Câu 4

Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên.

3Hình 29.2

Trả lời:

Vai trò của thực vật trong tự nhiên: là nơi sinh sống cho một số sinh vật khác, đồng thời cung cấp thức ăn cho các sinh vật khác, là một mắt xích quan trọng chuỗi thức ăn tự nhiên.

Câu 5

Quan sát hình 29.4, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu.

Hình 29.4

Trả lời:

Nhờ quá trình quang hợp ở thực vật. Hàm lượng khí carbon dioxide thải ra được thực vật hấp thụ lại và nhả lại oxi như một chất thải trong quá trình quang hợp. Vậy nên khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng.

Vai trò của thực vật trong điều hòa không khí: hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng, ổn định, điều hòa khí hậu.

Câu 6

Quan sát hình 29.5, em hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng.

Hình 29.5

Trả lời:

Trồng cây rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

Câu 7

Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người.

Hình 29.7

Trả lời:

Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: Thực vật cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu cho con người (cây lương thực, cây ăn quả, cây làm thức ăn, cây làm gia vị cung cấp dưỡng chất như đường, chất khoáng, vitamin,...). Thực vật cũng là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ đỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh dầu, đồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ phục vụ đời sống như thảm, túi rác, chổi,... Ngoài ra thực vật cũng giúp trang trí, làm đẹp cho khung cảnh.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bài 29

Bài 1

Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?

A. Rêu.
B. Dương xỉ.

C. Hạt trần.
D. Hạt kín.

Đáp án: C

Bài 2

Em hãy lập bảng phân biệt đặc điểm cơ bản của các nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

Đáp án:

Lập bảng

Cơ quanRêuDương xỉHạt trầnHạt kín
Cơ quan sinh dưỡng

Rễ giả

Thân và lá chưa có mạch dẫn

Rễ thật

Thân và lá có mạch dẫn

Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
Cơ quan sinh sản

Sinh sản bằng bào tử

Cơ quan sinh sản: túi bào tử

Sinh sản bằng bào tử.

Cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Chưa có hoa, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hởCó hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả

Bài 3

Cho các từ: rễ, ngọn, thân, mạch dẫn, lá, túi bào tử, bào tử. Sử dụng các từ đã cho để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Cây rêu gồm có (1) .... (2)... , chưa có (3) ... chính thức. Trong thân và lá rêu chưa có (4)...

Rêu sinh sản bằng (5)... được chứa trong (6) .... cơ quan này nằm ở (7)... cây rêu.

Đáp án:

(1) thân (2) lá (3) rễ (4) mạch dẫn (5) bào tử (6) túi bào tử (7) ngọn

Bài 4

Cho sơ đồ sau:

Sơ đồ

a) Em hãy lựa chọn các sinh vật phù hợp với các số trong sơ đồ trên.

b) Từ sơ đồ trên, em có nhận xét gì về vai trò của thực vật.

Đáp án:

a) (2) châu chấu (3) con gà

b) Thực vật có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là nơi sinh sống cho một số sinh vật khác, đồng thời cung cấp thức ăn cho các sinh vật khác, là một mắt xích quan trọng chuỗi thức ăn tự nhiên (thường là bắt đầu của một chuỗi thức ăn).

Liên kết tải về

pdf KHTN Lớp 6 Bài 29: Thực vật
doc KHTN Lớp 6 Bài 29: Thực vật 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK