Thủ tục đánh giá công nhận phòng thí nghiệm:
1. Trình tự thực hiện
- Nhận hồ sơ đăng ký công nhận.
- Xử lý hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định, văn phòng công nhận chất lượng xem xét tài liệu.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định, văn phòng công nhận chất lượng yêu cầu bổ sung các tài liệu còn thiếu.
- Chỉ định đoàn chuyên gia đánh giá.
- Chuẩn bị chương trình đánh giá.
- Xem xét tài liệu.
- Thành lập đoàn đánh giá chính thức.
- Đánh giá tại phòng thí nghiệm và có thể tại hiện trường.
- Xem xét hành động khắc phục.
- Thẩm xét hồ sơ.
- Ra Quyết định công nhận.
2. Cách thức thực hiện:
- Đánh giá tại chỗ phòng thí nghiệm.
- Có thể đánh giá tại hiện trường.
- Đánh giá chứng kiến các phép thử nghiệm/ xét nghiệm/hiệu chuẩn đăng ký.
- Đánh giá giám sát hàng năm.
- Đánh giá lại sau 3 năm.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin công nhận và phụ lục.
+ Phiếu hỏi (với đánh giá ban đầu).
+ Sổ tay chất lượng.
+ Danh mục tài liệu kiểm soát.
+ Phương pháp thử/hiệu chuẩn nội bộ.
+ Hồ sơ đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo gần nhất.
+ Thống kê tần suất các chỉ tiêu thực hiện ít hơn 3 lần/năm.
+ Báo cáo tình hình tham gia thử nghiệm thành thạo.
+ Và một số tài liệu khác khi được yêu cầu.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các phòng thí nghiệm.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng công nhận chất lượng.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Chứng chỉ.
- Quyết định và phụ lục quyết định công nhận.
8. Lệ phí: Chi phí theo hợp đồng đánh giá.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký công nhận (mẫu kèm theo).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Nộp đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định tổ chức và hoạt động của Tổ chức công nhận.