Thủ tục đăng ký kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp:
1. Trình tự thực hiện:
Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ đăng ký có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Xử lý hồ sơ: Trường hợp hồ sơ có đủ tài liệu theo quy định và người đăng ký đáp ứng đủ điều kiện tham dự kiểm tra, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ về việc người đó đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, đồng thời thông báo cụ thể về thời gian, địa điểm, lịch kiểm tra.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Bản sao bằng tốt nghiệp đại học;
+ Tài liệu chứng minh đã được đào tạo về pháp luật sở hữu công nghiệp hoặc đã có kinh nghiệm trong hoạt động này;
+ 02 ảnh 3 x 4;
+ Chứng từ nộp phí kiểm tra.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả kiểm tra.
8. Lệ phí:
- Phí kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 240.000 đồng.
- Phí phúc tra kiểm tra kết quả nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi môn): 120.000 đồng.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký tham dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mẫu kèm theo).
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện tham dự kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp:
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng tốt nghiệp đại học;
- Trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở nên hoặc trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp từ 5 năm trở nên hoặc tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
- Không làm việc trong các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.