Thông tư số 31/2011/TT-NHNN quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 31/2011/TT-NHNN quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thông tư số 31/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

---------------
Số: 31/2011/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2011

THÔNG TƯ
Quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
________________

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/QH12 ngày 16/6/2010;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;

Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và xử lý văn bản trái pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 3. Các văn bản được kiểm tra và xử lý

1. Các văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) ban hành hoặc liên tịch ban hành, bao gồm: Thông tư, thông tư liên tịch.

2. Các văn bản của Ngân hàng Nhà nước khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, các cơ quan thông tin đại chúng hoặc do cán bộ, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phát hiện trong quá trình kiểm tra về dấu hiệu trái pháp luật của văn bản, bao gồm:

a) Văn bản do Thống đốc ký có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư, thông tư liên tịch;

b) Văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có thể thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước ban hành.

3. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác; thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

Điều 4. Nội dung kiểm tra văn bản và cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra

1. Nội dung kiểm tra văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số 40/2010/NĐ-CP) và Điều 3 của Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số 20/2010/TT-BTP).

2. Cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và Điều 4 của Thông tư số 20/2010/TT-BTP.

Điều 5. Phương thức kiểm tra văn bản

1. Kiểm tra văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản gửi đến, bao gồm: Tự kiểm tra đối với các văn bản do Thống đốc ban hành hoặc liên tịch ban hành; Kiểm tra theo thẩm quyền đối với các văn bản do các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

2. Kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh về văn bản của Ngân hàng Nhà nước có dấu hiệu trái pháp luật.

3. Kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Liên kết tải về

doc Thông tư số 31/2011/TT-NHNN quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK