Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH - thuviensachvn.com

Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH

Quy định đào tạo trung cấp cao đẳng thường xuyên vừa làm vừa học

Ngày 28/12/2017, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH về quy định đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/02/2018.

Theo đó, thông tư quy định về đào tạo trình độ cao đắng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học, gồm: chương trình, giáo trình đào tạo; thời gian, địa đim, phương pháp đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo; kế hoạch đào tạo; tuyn sinh đào tạo; tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; kim tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cao đng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2017/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP, SƠ CẤP THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO VỪA LÀM VỪA HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học, gồm: chương trình, giáo trình đào tạo; thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo; kế hoạch đào tạo; tuyển sinh đào tạo; tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

2. Thông tư này không quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học đối với ngành sư phạm.

3. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng; doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học là hình thức đào tạo nghề nghiệp không tập trung liên tục, theo đó người học tập trung học tập tại địa điểm đào tạo theo từng học kỳ, đợt học; hết học kỳ, đợt học người học tiếp tục làm công việc của mình tại nơi làm việc.

2. Học kỳ là phần của khóa học hoặc năm học, được chia theo nội dung chương trình đào tạo và ghi trong kế hoạch đào tạo của khóa học, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; số lượng, tên môn học, mô - đun trong học kỳ; địa điểm thực hiện từng môn học, mô - đun để thực hiện chương trình đào tạo. Học kỳ có một hoặc một số đợt học phù hợp với đối tượng người học.

3. Đợt học là phần của học kỳ, được bố trí phù hợp với đối tượng người học, gồm: thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; số lượng, tên môn học, mô - đun; địa điểm thực hiện.

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO; THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO; TIÊU CHUẨN NHÀ GIÁO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Điều 3. Chương trình, giáo trình đào tạo.

1. Chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học là chương trình, giáo trình đào tạo của ngành, nghề tương ứng theo hình thức đào tạo chính quy được cơ sở đào tạo nghề nghiệp điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của người học và thời gian đào tạo.

Đối với những môn học chung như Giáo dục thể chất, Giáo dục An ninh Quốc phòng trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp có thể được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng người học và do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quyết định.

2. Chương trình, giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH).

3. Chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt, sử dụng theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH).

4. Chương trình đào tạo đã được phê duyệt phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo nghề nghiệp trước khi tổ chức tuyển sinh.

Điều 4. Thời gian khóa học và thời gian tổ chức giảng dạy.

1. Thời gian khóa học

a) Trường hợp tổ chức đào tạo theo niên chế thì tổng thời gian khóa đào tạo (từ khi khai giảng đến khi bế giảng) tối đa không quá 2 lần so với thời gian khóa đào tạo chính quy cùng ngành, nghề, trình độ đào tạo quy định tại Điểm a, c, d Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô - đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH) đối với trình độ cao đẳng, trung cấp và Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đối với trình độ sơ cấp.

b) Trường hợp tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy mô - đun hoặc tín chỉ thì thời gian khóa học là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô - đun hoặc tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo cùng ngành, nghề, trình độ đào tạo quy định tại Điểm b, c, đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH đối với trình độ cao đẳng, trung cấp và Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đối với trình độ sơ cấp.

2. Thời gian tổ chức giảng dạy của cơ sở đào tạo nghề nghiệp đối với toàn bộ khóa học và từng kỳ học do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quy định cụ thể, bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH đối với trình độ cao đẳng, trung cấp; Khoản 2, 3 Điều 18 Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH đối với trình độ sơ cấp và các yêu cầu sau:

a) Thời gian tổ chức giảng dạy được thực hiện linh hoạt (sáng, chiều, tối vào các ngày làm việc trong tuần hoặc thứ bẩy, chủ nhật hoặc ngày nghỉ) theo nhu cầu người học nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu về nội dung của chương trình đào tạo.

b) Người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quy định thời gian tối đa, tối thiểu đối với việc thực hiện chương trình đào tạo; thời gian khóa học, thời gian tổ chức giảng dạy cụ thể đối với từng khóa học, đối tượng người học và công khai cho người học được biết.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Liên kết tải về

pdf Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH
doc Thông tư 31/2017/TT-BLĐTBXH 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK