Thông tư 25/2019/TT-BTNMT - Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường

Vừa qua vào ngày 31/12/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra Thông tư 25/2019/TT-BTNMT về hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường. Văn bản này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/02/2020. Sau đây là nội dung của nghị định, xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo.

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2019/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ 25/2019/TT-BTNMT

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 40/2019/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Các nội dung quy định chi tiết bao gồm: khoản 2a Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 4 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm b khoản 5 Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; điểm a khoản 1 Điều 14b Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 4 Điều 44 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 23 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 10 Điều 56b Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 3 Điều 59 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

b) Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;

c) Kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

d) Điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

đ) Công bố sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường;

e) Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

g) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

h) Quản lý chất lượng môi trường;

i) Quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

k) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là khu vực được thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.

2. Nước rỉ rác là nước thải phát sinh từ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

3. Khí thải từ bãi chôn lắp chất thải là hỗn hợp khí sinh ra từ bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt do quá trình phân hủy tự nhiên của chất thải rắn sinh hoạt.

4. Vùng đệm là diện tích bao quanh bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm mục đích ngăn cản, giảm thiểu tác động xấu của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đến các hoạt động kinh tế xã hội xung quanh.

5. Lớp lót là các lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tích đáy và thành bao quanh ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn chặn sự ngấm, thẩm thấu nước rỉ rác vào tầng nước ngầm.

6. Lớp che phủ là lớp vật liệu phủ trên toàn bộ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trong khi vận hành và khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

7. Hệ thống thu gom khí thải của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí, nguy cơ cháy, nổ và phát thải khí nhà kính.

8. Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là việc chấm dứt hoạt động chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

9. Sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận Nhãn Xanh Việt Nam là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu thân thiện với môi trường, để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khoẻ con người, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng và đáp ứng các tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

10. Công đoạn xử lý nước thải là một phần của quá trình xử lý nước thải được thiết kế để loại bỏ, giảm thiểu chất ô nhiễm (thông số ô nhiễm) chính một cách hiệu quả. Một công trình xử lý nước thải bao gồm một hoặc nhiều công đoạn xử lý (được thuyết minh và mô tả trong hồ sơ thiết kế công trình xử lý nước thải, như: công trình, thiết bị họp khối; hoặc công đoạn tuyển nổi - lắng, bể kỵ khí, bể hiếu khí, bể thiếu khí, bể hóa lý, bể lọc, bể khử trùng, hồ sinh học).

11. Công đoạn xử lý của công trình xử lý bụi, khí thải là một phần của quá trình xử lý bụi, khí thải được thiết kế để loại bỏ, giảm thiểu chất ô nhiễm (thông số ô nhiễm) chính một cách hiệu quả. Một công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải bao gồm một hoặc nhiều công đoạn xử lý (được thuyết minh và mô tả trong hồ sơ thiết kế xây dựng, như: công trình, thiết bị hợp khối; thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc; hoặc thiết bị xử lý bụi, SOx, NOx, thiết bị hấp phụ, thiết bị hấp thụ, thiết bị xử lý khác).

Chương II

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Điều 3. Các mẫu thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

1. Cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 01a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 02a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bản nhận xét của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; phiếu thẩm định của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; biên bản họp hội đồng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; văn bản thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Mẫu số 01b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Các mẫu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Cấu trúc và nội dung cụ thể của báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng:

a) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 02a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản nhận xét của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Phiếu thẩm định của ủy viên hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy ý kiến:

a) Cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định được ủy quyền gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia/cán bộ khoa học (sau đây gọi chung là chuyên gia) theo mẫu quy định tại Mẫu số 02b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án quy định tại Mẫu số 06a Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất nếu đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:

a) Theo tiêu chí của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD);

b) Theo tiêu chí đã được Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm tổng hợp Châu Âu (EIPPCB) thuộc Ủy ban Châu Âu (EC) ban hành.

5. Chấp thuận những thay đổi về môi trường đối với các dự án trong quá trình triển khai xây dựng:

a) Cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quyết định danh sách chuyên gia trong số chuyên gia đã tham gia hội đồng thẩm định hoặc chuyên gia được lấy ý kiến khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp cần thiết lấy ý kiến chuyên gia có chuyên môn phù hợp để xem xét, chấp thuận về môi trường. Văn bản gửi xin ý kiến thẩm định quy định tại Mẫu số 02b Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Quyết định phê duyệt điều chỉnh một số nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 02c Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với các thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 15 và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ dự án tự xem xét, quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thể hiện trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

6. Đối với các cơ sở, khu công nghiệp, dự án đã đi vào vận hành có những thay đổi không thuộc trường hợp quy định tại số thứ tự 105 Phụ lục II Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ cơ sở, khu công nghiệp, dự án tự quyết định, không phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 5. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định

1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (sau đây gọi chung là cơ quan thẩm định); chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.

2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch theo hình thức tổ chức phiên họp.

3. Phiên họp của hội đồng thẩm định phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có sự tham gia hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến từ 2/3 thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;

b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch.

4. Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt có thể gửi bản nhận xét trước phiên họp hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu.

5. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của chiến lược, quy hoạch nhưng không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định:

a) Cơ quan thường trực thẩm định gửi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đến Sở Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Nếu sau thời hạn nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn;

c) Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường được đưa ra xem xét, thảo luận tại các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

7. Ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Các ủy viên hội đồng thẩm định và cơ quan được xin ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

9. Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định:

a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;

c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

10. Cơ quan thường trực thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định.

Điều 6. Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi chung là hội đồng thẩm định) có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.

2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án theo hình thức tổ chức phiên họp chính thức và các phiên họp chuyên đề do chủ tịch hội đồng quyết định trong trường hợp cần thiết.

3. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có sự tham gia (hiện diện trực tiếp tại phiên họp hoặc tham gia họp trực tuyến) từ 2/3 số lượng thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền (sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp), ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;

b) Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án;

c) Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Các thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt có thể gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không được tham gia bỏ phiếu.

5. Đại biểu tham gia cuộc họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thường trực thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường của dự án không có đại diện tham gia trong thành phần hội đồng thẩm định do bộ, cơ quan ngang bộ thành lập:

a) Cơ quan thường trực thẩm định gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan thường trực thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Nếu sau thời hạn nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn;

c) Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường được đưa ra xem xét, thảo luận tại các cuộc họp của hội đồng thẩm định.

7. Ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thường trực thẩm định. Chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng và ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Các ủy viên hội đồng thẩm định và cơ quan, tổ chức, chuyên gia được xin ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường và những nội dung công việc được chủ tịch hội đồng phân công trong quá trình thẩm định; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

9. Nguyên tắc đưa ra kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định:

a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;

c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Điều 7. Tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan

1. Đối với trường hợp lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:

a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến là cơ quan, tổ chức có đại diện đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức khác có liên quan với dự án cần thẩm định, nhưng tổng số không quá 04 cơ quan, tổ chức;

b) Chuyên gia được lấy ý kiến là thành viên đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của chuyên gia khác có chuyên môn phù hợp với dự án, nhưng tổng số không quá 03 chuyên gia.

2. Đối với trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp thuộc đối tượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan:

a) Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ, cơ quan ngang bộ, số lượng cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không quá 07 người, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, một số Bộ, ngành có liên quan và một số tổ chức, chuyên gia có chuyên môn phù hợp với dự án;

b) Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, số lượng cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không quá 07 người, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, một số sở, ban, ngành có liên quan và một số tổ chức, chuyên gia có chuyên môn phù hợp với dự án.

3. Đối với trường hợp dự án áp dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất:

a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến là cơ quan, tổ chức có liên quan với dự án cần thẩm định, tổng số không quá 04 cơ quan, tổ chức;

b) Chuyên gia được lấy ý kiến phải có chuyên môn phù hợp với dự án, tổng số không quá 03 chuyên gia.

4. Cơ quan thẩm định hoặc cơ quan thường trực thẩm định được ủy quyền gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi có quyết định phê duyệt danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và sau khi chủ dự án đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản cho cơ quan lấy ý kiến thẩm định. Nếu sau thời hạn nêu trên, cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đồng ý và chịu trách nhiệm về những nội dung lấy ý kiến có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình (nếu có).

6. Công chức của cơ quan thường trực thẩm định và lãnh đạo của cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm ký biên bản thẩm định theo Mẫu số 02d Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

8. Sau khi kết thúc thời hạn lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, chuyên gia có liên quan, cơ quan thường trực thẩm định có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất kết quả trong biên bản thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Kết quả thẩm định được đưa ra trên nguyên tắc:

a) Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả cơ quan, tổ chức, chuyên gia có ý kiến phản hồi thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;

b) Không thông qua: khi có trên 1/3 số cơ quan, tổ chức, chuyên gia có ý kiến phản hồi không thông qua;

c) Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thường trực thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định các văn bản:

a) Quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia để lấy ý kiến phản biện trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật bảo vệ môi trường; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định;

b) Quyết định phê duyệt danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia lấy ý kiến trong trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua việc lấy ý kiến và danh sách cơ quan, tổ chức, chuyên gia để lấy ý kiến phản biện trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật bảo vệ môi trường; các văn bản, báo cáo kết quả thẩm định theo quy định.

2. Yêu cầu chủ dự án cung cấp bổ sung các tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong trường hợp cần thiết.

3. Tổ chức đoàn khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án trong trường hợp cần thiết. Lập biên bản khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trong quá trình thẩm định, nếu phát hiện dự án không phù hợp để tiếp tục tiến hành việc thẩm định thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp chủ dự án vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật;

b) Trình cơ quan thẩm định trả lại chủ dự án hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; hướng dẫn chủ dự án thực hiện các bước tiếp theo về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả của hội đồng thẩm định, kết quả thẩm định thông qua việc lấy ý kiến và ý kiến phản biện của cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong trường hợp cần thiết và báo cáo thủ trưởng cơ quan thẩm định kết quả thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi kết thúc thẩm định. Báo cáo kết quả thẩm định phải đề xuất theo một trong ba trường hợp sau đây:

a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định tại khoản 11 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo văn bản thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này gửi chủ dự án để chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình theo quy định tại khoản 10 Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thông qua và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, cơ quan thường trực thẩm định trình kèm theo văn bản thông báo kết quả thẩm định quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Tổ chức rà soát nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này và đề xuất xử lý theo các trường hợp sau:

a) Trả lại chủ dự án hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu chủ dự án chưa chỉnh sửa, bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu;

b) Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trong trường hợp chủ dự án đã chỉnh sửa, bổ sung, giải trình theo yêu cầu. Trường hợp chủ dự án đã chỉnh sửa, bổ sung, giải trình nhưng một số nội dung chỉnh sửa, bổ sung, giải trình chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, cơ quan thường trực thẩm định trình thủ trưởng cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án kèm theo các yêu cầu, điều kiện bảo vệ môi trường bổ sung và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong trường hợp cần thiết. Trường hợp được phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm:

- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

- Tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

7. Trình thủ trưởng cơ quan thẩm định ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh hoặc thay thế quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

8. Công khai thông tin quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường với các nội dung đã được phê duyệt trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thẩm định.

9. Lập dự toán, thanh toán các khoản chi phí cho hoạt động thẩm định.

Điều 9. Cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

1. Nội dung hướng dẫn cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Điều 10. Quy định về quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở; trách nhiệm giám sát của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh

1. Quan trắc đối với công trình xử lý nước thải:

Việc lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý và đánh giá sự phù hợp của toàn bộ công trình xử lý nước thải bảo đảm phù hợp với TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước - lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải. Mẫu tổ hợp, tần suất và thông số quan trắc trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Mẫu tổ hợp: một mẫu tổ hợp được lấy theo thời gian gồm 03 mẫu đơn lấy ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất, được trộn đều với nhau;

b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra của từng công đoạn xử lý);

- Thông số quan trắc của tùng công đoạn xử lý là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công đoạn;

- Thông số quan trắc của công trình xử lý nước thải là tổng các thông số ô nhiễm được sử dụng để tính toán thiết kế cho cả công trình xử lý nước thải.

Trường hợp cần thiết, chủ dự án có thể đo đạc, lấy và phân tích thêm một số mẫu đơn đối với nước thải sau xử lý của công trình xử lý chất thải trong giai đoạn này để đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và có giải pháp điều chỉnh, cải thiện, bổ sung công trình xử lý nước thải đó theo hướng tốt hơn;

c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý nước thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc nước thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải);

- Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

2. Quan trắc đối với công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải:

Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý trong kế hoạch quan trắc chất thải quy định tại Mục 7 Mẫu số 9 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Mẫu tổ hợp được xác định theo một trong hai trường hợp sau:

- Một mẫu tổ hợp được lấy theo phương pháp lấy mẫu liên tục (phương pháp đẳng động lực, đẳng tốc và phương pháp khác theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường) để đo đạc, phân tích các thông số theo quy định;

- Một mẫu tổ hợp được xác định kết quả là giá trị trung bình của 03 kết quả đo đạc của các thiết bị đo nhanh hiện trường (kết quả đo bằng các thiết bị đo hiện số) theo quy định của pháp luật ở 03 thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa - chiều, chiều - tối) hoặc ở 03 thời điểm khác nhau (đầu, giữa, cuối) của ca sản xuất;

b) Thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất, hiệu quả của từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào nếu có và mẫu tổ hợp đầu ra);

- Thông số quan trắc là thông số ô nhiễm chính đã được sử dụng để tính toán thiết kế cho từng công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải;

c) Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh quy định tại điểm b khoản này; trường hợp bất khả kháng không thể đo đạc, lấy và phân tích mẫu liên tiếp được, thì phải thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu sang ngày kế tiếp. Tần suất và thông số quan trắc được quy định như sau:

- Tần suất quan trắc bụi, khí thải ít nhất là 01 ngày/lần (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường của công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải);

- Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

3. Việc quan trắc, phân định, phân loại chất thải rắn (bao gồm cả bùn thải) là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

4. Trong quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án, cơ sở phải tổng hợp, đánh giá các số liệu quan trắc chất thải theo 03 bảng quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ- CP gửi cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, kèm theo phiếu kết quả phân tích mẫu chất thải. Trường hợp các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, chủ dự án phải thực hiện các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và các yêu cầu sau:

a) Có văn bản thông báo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm 30 ngày, nêu rõ lý do các công trình xử lý chất thải không đáp ứng yêu cầu và thực hiện ngay phương án cải thiện, bổ sung;

b) Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải để vận hành lại. Trình tự, thủ tục, thời gian vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải được thực hiện như vận hành thử nghiệm lần đầu.

5. Đối với dự án, cơ sở đã có thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, chủ dự án, cơ sở chỉ thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đã có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Nội dung quan trắc chất thải phải được thông báo tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh trước khi thực hiện.

Kết quả quan trắc chất thải tại khoản này được tổng hợp vào 02 bảng: kết quả đánh giá sự phù hợp của toàn bộ hệ thống xử lý chất thải và kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý chất thải thông qua số liệu quan trắc chất thải tự động, liên tục (đối với trường hợp phải lắp đặt) theo quy định tại Mục 2.1.4 Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và gửi cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh làm căn cứ thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.

Khuyến khích các dự án, cơ sở thực hiện quan trắc chất thải theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

6. Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ dự án, cơ sở đối với kết quả quan trắc chất thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở.

7. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh:

a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

b) Việc kiểm tra các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện như sau:

- Kiểm tra hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, gồm: bản vẽ hoàn công công trình xử lý chất thải theo quy định của nháp luật về xây dựng, bảo đảm phù hợp với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở của công trình xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các biên bản bàn giao, nghiệm thu công trình xử lý chất thải trước khi đưa vào sử dụng. Đối với công trình xử lý hợp khối, thiết bị xử lý đồng bộ, nguyên chiếc nhập khẩu phải kèm theo chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng (CO/CQ) của công trình, thiết bị đó; hồ sơ lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục, kèm theo CO/CQ của từng thiết bị nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hồ sơ quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở;

- Cử cán bộ, công chức kiểm tra thực tế (có hoặc không có) các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành, trường hợp cần thiết thành lập đoàn kiểm tra với thành phần gồm: đại diện cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh và đơn vị thực hiện quan trắc môi trường có đủ năng lực để thực hiện đo đạc, lấy và phân tích mẫu đối chứng trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Quyết định cử cán bộ kiểm tra thực tế hoặc thành lập đoàn kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra công trình xử lý chất thải đã hoàn thành để vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không yêu cầu chủ dự án cung cấp thêm tài liệu hoặc kiểm tra ngoài phạm vi quy định tại điểm này;

c) Căn cứ kế hoạch quan trắc chất thải đã lập trong kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh tiến hành kiểm tra đột xuất ít nhất là 01 lần trong giai đoạn vận hành thử nghiệm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này để đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải (lấy mẫu đơn) để đối chứng với kết quả quan trắc chất thải của dự án, cơ sở và xem xét, đánh giá theo quy định. Thông số quan trắc thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;

d) Căn cứ văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để chủ dự án vận hành thử nghiệm, kết quả quan trắc chất thải của chủ dự án gửi đến và kết quả đo đạc, phân tích mẫu chất thải đối chứng, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, đánh giá của mình, trong đó đánh giá cụ thể: đã đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện (nêu rõ lý do chưa đủ điều kiện) để được kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Văn bản thông báo của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh không có giá trị bắt buộc chủ dự án phải thực hiện (chủ dự án có thể tiếp thu hoặc giải trình), được xem xét, đánh giá như một ý kiến độc lập khi cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án;

đ) Kinh phí đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải để đối chứng với kết quả quan trắc của dự án được lấy từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của địa phương.

Điều 11. Tổ chức kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở

1. Thủ trưởng cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, cơ sở hoặc cơ quan được ủy quyền ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: trưởng đoàn, phó trưởng đoàn trong trường hợp cần thiết, các thành viên, chuyên gia, đơn vị quan trắc môi trường (nếu có) và thư ký.

Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thành của dự án, cơ sở.

2. Bản nhận xét, đánh giá của thành viên đoàn kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, cơ sở quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Biên bản kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án, cơ sở được lập theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản kiểm tra phải được trưởng đoàn kiểm tra hoặc phó trưởng đoàn kiểm tra được trưởng đoàn kiểm tra phân công, ủy quyền, thư ký đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở ký vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai của chủ dự án, cơ sở; ký và ghi rõ họ tên, chức danh ở trang cuối cùng của biên bản trong ngày kết thúc việc kiểm tra.

Biên bản kiểm tra được gửi cho: chủ dự án, cơ sở; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh (nếu dự án, cơ sở do bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường); thủ trưởng cơ quan thành lập đoàn kiểm tra, cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và lưu đoàn kiểm tra.

4. Kết quả kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường được nêu rõ trong biên bản kiểm tra và được đánh giá theo một trong các trường hợp sau:

a) Không cần thực hiện quan trắc chất thải và công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở đủ điều kiện để được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định, khi đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:

- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá đủ điều kiện để kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (trong đó, kết quả quan trắc chất thải của chủ dự án, cơ sở và kết quả quan trắc chất thải đối chứng đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải);

- Công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở bảo đảm phù hợp hoặc tốt hơn với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường của chủ dự án, cơ sở đầy đủ, hợp lệ theo mẫu quy định;

b) Đủ điều kiện để xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở nhưng phải thực hiện quan trắc chất thải bổ sung khi:

- Văn bản thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá chưa đủ điều kiện để kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (kết quả quan trắc chất thải đối chứng chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại thời điểm kiểm tra, giám sát quá trình vận hành thử nghiệm);

- Công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở bảo đảm phù hợp hoặc tốt hơn với phương án công nghệ hoặc phương án thiết kế cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Tiến hành đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải bổ sung của dự án, cơ sở. Biên bản lấy mẫu của đơn vị quan trắc môi trường phải có chữ ký của đại diện đoàn kiểm tra, đại diện có thẩm quyền của dự án, cơ sở và đơn vị quan trắc;

- Hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường của chủ dự án, cơ sở cần phải chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian phân tích mẫu chất thải;

c) Không đủ điều kiện để xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở khi không đáp ứng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

5. Việc quan trắc chất thải sau xử lý của đoàn kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thực hiện tối thiểu 01 lần (lấy mẫu đơn) đối với các công trình xử lý chất thải được chủ dự án, cơ sở đề nghị xác nhận, không quan trắc chất thải đối với các công trình xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Trường hợp dự án, cơ sở có nhiều công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng về thông số ô nhiễm đặc trưng được xử lý, công nghệ, thiết bị xử lý thì đoàn kiểm tra lựa chọn 01 công trình có công suất xử lý lớn nhất để quan trắc, đánh giá hiệu quả xử lý cho các công trình xử lý bụi, khí thải tương đồng này.

6. Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kết quả kiểm tra và thực hiện các nội dung sau:

a) Trình cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, cơ sở cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trong trường hợp hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường và các công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở đã đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều này. Việc cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phải hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường;

b) Cơ quan được giao kiểm tra có văn bản thông báo kết quả kiểm tra trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở trong trường hợp phải đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải bổ sung và các nội dung khác thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.

Trường hợp kết quả quan trắc chất thải bổ sung đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường đã đảm bảo theo quy định, việc xem xét, cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật bảo vệ môi trường. Trường hợp không đảm bảo các điều kiện này, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở có văn bản thông báo trả hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường gửi chủ dự án, cơ sở và nêu rõ lý do;

c) Cơ quan được giao kiểm tra có văn bản thông báo gửi chủ dự án, cơ sở về việc trả hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường trong trường hợp không đáp ứng quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này. Nội dung văn bản thông báo phải nêu rõ các tồn tại của hồ sơ, các công trình bảo vệ môi trường cần khắc phục (nếu có) và trách nhiệm của chủ dự án, cơ sở phải thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

d) Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của toàn bộ dự án, cơ sở được tích hợp thành một giấy xác nhận (nếu có) trong trường hợp dự án, cơ sở đã có giấy xác nhận hoàn thành đối với từng hạng mục công trình bảo vệ môi trường độc lập hoặc giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn.

7. Trưởng đoàn kiểm tra, cơ quan được giao kiểm tra việc thực hiện công trình bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở cử cán bộ, công chức có tên trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra thực tế việc chủ dự án, cơ sở đã khắc phục các tồn tại của công trình bảo vệ môi trường trong thời hạn 05 ngày kê từ ngày nhận được báo cáo đã khắc phục của chủ dự án. Biên bản kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Quy định về công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

1. Các loại công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (sau đây gọi là công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố) phải đảm bảo kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Trường hợp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố là hồ sự cố kết hợp hồ sinh học thì phải thiết kế là công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải. Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học ngoài chức năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải, còn có khả năng ổn định, xử lý sinh học tự nhiên các thông số ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.

2. Trường hợp chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp lựa chọn việc thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố theo các giải pháp kỹ thuật tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, thì công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường như sau:

a) Có khả năng lưu chứa nước thải phù hợp với công suất của hệ thống xử lý nước thải;

b) Có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành của chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp;

c) Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học phải có công trình, thiết bị để thu hồi nước thải bảo đảm không xả ra môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố. Hồ sự cố kết hợp hồ sinh học phải có biện pháp để phòng ngừa việc tái ô nhiễm nước thải phát sinh ngoài chú ý trong quá trình vận hành hệ thống hồ;

d) Trường hợp dự án, cơ sở, khu công nghiệp có nhiều hệ thống xử lý nước thải thì có thể thiết kế, sử dụng chung trên cơ sở có thiết kế phù hợp và có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chung;

đ) Không sử dụng chung hồ sự cố với các công trình điều hòa, thu gom hoặc thoát nước mưa tại dự án, cơ sở, khu công nghiệp.

3. Ngoài các giải pháp kỹ thuật quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 19 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp căn cứ vào đặc điểm, tải lượng dòng thải của dự án, cơ sở, khu công nghiệp có thể đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải pháp kỹ thuật khác để thực hiện công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố; đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của chủ dự án, cơ sở, khu công nghiệp.

...................

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung của thông tư tại file dưới đây!

Liên kết tải về

pdf Thông tư 25/2019/TT-BTNMT
doc Thông tư 25/2019/TT-BTNMT 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK