Trang chủ Tài liệu Văn bản Pháp luật

Thông tư 15/2018/TT-BCT - Chế độ ưu tiên luồng xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi

Thông tư 15/2018/TT-BCT

Chế độ ưu tiên luồng xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi

Kể từ ngày 15/08/2018, Thông tư 15/2018/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành ngày 29/06/2018 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định về phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi. Theo đó, chế độ luồng xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi gồm những ưu tiên sau:

  • Ưu tiên về hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi: được miễn, giảm một số chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O;
  • Ưu tiên về nộp chậm chứng từ: được gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày cấp C/O đối với các chứng từ được phép nộp chậm theo quy định;
  • Ưu tiên về thời gian cấp C/O ưu đãi: thời gian xử lý hồ sơ dưới dạng bản giấy tối đa 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ;
  • Ưu tiên về kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất: được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất trong quá trình đề nghị cấp C/O ưu đãi.
BỘ CÔNG THƯƠNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/2018/TT-BCTHà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2018

THÔNG TƯ 15/2018/TT-BCT

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LUỒNG TRONG QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA ƯU ĐÃI

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc phân luồng trong quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi;

2. Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi theo Điều ước quốc tế;

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Luồng Xanh là chế độ ưu tiên trong quy trình cấp C/O ưu đãi, theo đó thương nhân được ưu tiên miễn, giảm, nộp chậm chứng từ, giảm thời gian cấp C/O và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O;

2. Luồng Đỏ là chế độ cần kiểm soát trong quy trình cấp C/O ưu đãi, theo đó thương nhân phải nộp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa đối với tất cả các lô hàng, có thể được yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình đề nghị cấp C/O;

3. Luồng Thông thường là chế độ hiện hành trong quy trình cấp C/O ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Chương II

CHẾ ĐỘ LUỒNG XANH

Điều 4. Tiêu chí xác định thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh

Để được áp dụng chế độ Luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân cần đạt được tiêu chí sau:

1. Thương nhân được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; hoặc

2. Thương nhân được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan; hoặc

3. Thương nhân đáp ứng các điều kiện dưới đây:

a) Tuân thủ pháp luật: không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh;

b) Lưu trữ hồ sơ: có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;

c) Kinh nghiệm sử dụng C/O ưu đãi: thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu đãi/năm.

Điều 5. Ưu tiên của chế độ Luồng Xanh

1. Ưu tiên về hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi

a) Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được miễn, giảm một số chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP:

- Thương nhân chỉ cần nộp bản giấy chứng từ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;

- Thương nhân được phép nộp bản điện tử chứng từ quy định từ điểm c đến điểm e khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;

- Thương nhân được miễn các chứng từ còn lại từ điểm g đến điểm I khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

2. Ưu tiên về nộp chậm chứng từ

Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày cấp C/O đối với các chứng từ được phép nộp chậm theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

3. Ưu tiên về thời gian cấp C/O ưu đãi

Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi đối với trường hợp thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh nộp hồ sơ dưới dạng bản giấy là tối đa 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Ưu tiên về kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất

Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất trong quá trình đề nghị cấp C/O ưu đãi.

Chương III

CHẾ ĐỘ LUỒNG ĐỎ

Điều 6. Tiêu chí xác định thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ

1. Thương nhân vi phạm các hành vi nêu tại Điều 29 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP trong vòng 2 năm gần nhất tính đến thời điểm phân luồng;

2. Thương nhân không đáp ứng được yêu cầu xác minh xuất xứ hàng hóa hoặc có kết luận về việc không đạt xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong vòng 2 năm gần nhất tính đến thời điểm phân luồng;

3. Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Xanh hoặc Luồng Thông thường có xuất khẩu mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này nhưng không có cơ sở sản xuất hoặc năng lực sản xuất không đáp ứng yêu cầu sản xuất mặt hàng xuất khẩu.

Điều 7. Tiêu chí xác định mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ

1. Mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ được xác định theo tiêu chí sau:

a) Mặt hàng có nguy cơ cao gian lận xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu hoặc hưởng lợi từ cam kết thuế quan ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho Việt Nam; hoặc

b) Mặt hàng có lượng C/O thuộc diện điều tra xác minh xuất xứ hàng hóa tăng đáng kể và bất thường theo đề nghị của nước nhập khẩu.

2. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông báo bằng văn bản danh mục mặt hàng thuộc chế độ Luồng Đỏ theo từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.

Điều 8. Yêu cầu đối với chế độ Luồng Đỏ

1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi

Thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

2. Thời gian cấp C/O ưu đãi

Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi trong vòng 3 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 31/2018/NĐ-CP kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ dưới dạng bản giấy theo quy định.

3. Kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất

Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất đối với mặt hàng đề nghị cấp C/O ưu đãi lần đầu hoặc trong quá trình thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Triển khai phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi

Trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 4, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này, cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi thực hiện phân luồng khi thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O ưu đãi. Việc phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi thực hiện theo cơ chế tự động. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi thông báo công khai các trường hợp áp dụng chế độ Luồng Xanh, Luồng Thông thường hoặc Luồng Đỏ tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn).

Điều 10. Nguyên tắc chuyển luồng

1. Trường hợp thương nhân áp dụng chế độ Luồng Đỏ không vi phạm xét theo các tiêu chí quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này thì được phép chuyển từ Luồng Đỏ sang Luồng Thông thường.

2. Trường hợp thương nhân xuất khẩu mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này nhưng đã có kết quả kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất và xác nhận đủ năng lực sản xuất của cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi thì được phép chuyển từ Luồng Đỏ sang Luồng Thông thường.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản triển khai phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi;

2. Thông báo danh mục mặt hàng áp dụng chế độ Luồng Đỏ theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đăng tải danh mục trên tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử www.ecosys.gov.vn.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh, kiểm tra công tác phân luồng trong quy trình cấp C/O ưu đãi.

.........

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Liên kết tải về

pdf Thông tư 15/2018/TT-BCT
doc Thông tư 15/2018/TT-BCT 1

Chủ đề liên quan

Tài liệu

Văn bản Pháp luật

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK