Giải bài tập Tin học 8 bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 14, 15.
Tin học 8 bài 3 thuộc chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ tìm kiếm và trao đổi thông tin giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức biết cách giải quyết các thông tin. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 8 bài 3 Thông tin với giải quyết vấn đề, mời các bạn cùng theo dõi.
Tin học 8 Bài 3: Thông tin với giải quyết vấn đề
Luyện tập SGK Tin học 8 bài 3
Luyện tập 1
Lựa chọn các phương án sai.
Để đánh giá độ tin cậy của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề đặt ra, ta cần căn cứ vào:
A. Nguồn thông tin, tác giả của bài viết.
B. Mục đích của bài viết.
C. Tính cập nhật của bài viết.
D. Số lượt chia sẻ, bình luận, thích (like) bài viết.
E. Trích dẫn nguồn thông tin trong bài viết.
G. Mức độ phù hợp, liên quan của bài viết với vấn đề, câu hỏi đặt ra.
H. Kinh nghiệm, hiểu biết, suy luận của bản thân.
Trả lời:
Đáp án: B, E.
Luyện tập 2
Có ý kiến cho rằng chỉ cần tìm được thông tin giúp trả lời được câu hỏi đặt ra, không cần quan tâm đến độ tin cậy của thông tin. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
Trả lời:
Em không đồng ý với ý kiến trên. Vì không phải 100% thông tin trên mạng đều chính xác.
Luyện tập 3
Hãy nêu ví dụ thông tin tìm được giúp em giải quyết vấn đề hay trả lời câu hỏi đặt ra.
Trả lời:
Học sinh tham khảo gợi ý sau:
- Tình huống: Em cần tìm lời giải cho bài toán mà giáo viên giao.
- Giải quyết: Em gõ nội dung bài toán vào ô tìm kiếm của trình duyệt web và nhấn Enter. Sau đó, em chọn các trang uy tín có lời giải để tham khảo cách giải.
Luyện tập 4
Trong quá trình thực hành, em đã sử dụng công cụ, phần mềm nào để tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin?
Trả lời:
Trong quá trình thực hành, em đã sử dụng trình duyệt web Google Chrome để tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin.
Vận dụng SGK Tin học 8 bài 2
Hãy trao đổi với các bạn trong lớp để tìm hiểu về những chủ đề mà các bạn quan tâm (ví dụ như phương pháp tự học tiếng Anh, chức năng tìm kiếm nâng cao của máy tìm kiếm, phòng chống đuối nước, tác hại của nghiện Internet và cách phòng chống, ...). Phân công mỗi nhóm thực hành tìm kiếm thông tin và trình bày về một chủ đề theo các yêu cầu sau:
a) Thực hiện tìm kiếm, tổng hợp và tạo bài trình chiếu về chủ đề được phân công. Bài trình chiếu cần có các nội dung chính sau:
- Tên chủ đề.
- Tóm tắt thông tin đã tìm được và độ tin cậy của những thông tin đó (kèm theo căn cứ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy).
- Những thông tin tìm được phù hợp với chủ đề.
b) Trình bày, trao đổi với các bạn trong lớp và cho biết bài trình bày của em có mang lại lợi ích cho các bạn hay không. Tại sao?
Trả lời:
Các em tham khảo gợi ý sau:
- Chọn chủ đề: Phòng chống đuối nước
a) Học sinh gõ cụm từ “phòng chống đuối nước” vào ô tìm kiếm của trình duyệt web, sau đó nhấn Enter.
Học sinh vào các link, đọc và lọc ý chính.
Chú ý đánh độ tin cậy của thông tin và sự phù hợp với chủ đề.
Học sinh tự hoàn thiện bài trình chiếu.
b) Học sinh tự trình bày, trao đổi với các bạn trong lớp và cho biết bài trình bày của em có mang lại lợi ích cho các bạn không?
Gợi ý:
- Các bạn sẽ nắm được các nguy cơ tiềm ẩn đuối nước với trẻ em.
- Các bạn sẽ nắm được các biện pháp phòng chống đối nước với trẻ em.