Trang chủ Học tập Lớp 8 Khoa học tự nhiên 8 KNTT

Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm - Kết nối tri thức

KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 6, 7, 8, 9, 10

Giải KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo để trả lời câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 6, 7, 8, 9, 10.

Qua đó, các em sẽ nhận biết được một số dụng cụ, hóa chất và nêu được quy tắc sử dụng hóa chất an toàn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 1 phần Lời nói đầu. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Nhận biết hóa chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

Câu hỏi trang 6

Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1.

Hình 1.1

Trả lời:

- Nhãn a) cho biết:

  • Tên hoá chất: sodium hydroxide.
  • Công thức hoá học: NaOH.
  • Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.
  • Khối lượng: 500g.
  • Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.
  • Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.

- Nhãn b) cho biết:

  • Tên hoá chất: Hydrochloric acid.
  • Nồng độ chất tan: 37%.
  • Công thức hoá học: HCl.
  • Khối lượng mol: 36,46 g/mol.
  • Các kí hiệu cảnh báo:

Ký hiệu

- Nhãn c) cho biết:

Lưu ý: Lưu ý khi vận chuyển, hóa chất nguy hiểm.

  • Oxidizing: có tính oxi hóa.
  • Gas: thể khí.
  • Tên chất: oxygen.
  • Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hóa chất nguy hiểm oxygen, nén.
  • Khối lượng: 25 kg.

Câu hỏi trang 7

Câu 1: Đọc tên, công thức của một số hóa chất thông dụng có trong phòng thí nghiệm và cho biết ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trên các nhãn hóa chất.

Trả lời:

Hình ảnh hóa chất

Tên, công thức, ý nghĩa kí hiệu cảnh báo

Hóa chất

Tên thương mại: Hydrochloric acid.

Công thức: HCl.

Ý nghĩa các kí hiệu cảnh báo: Độc hại; Gây ăn mòn mạnh; Gây nguy hiểm cho môi trường.

Hóa chất

Tên thương mại: Potassium hydroxide.

Công thức hoá học: KOH.

Hóa chất

Tên thương mại: Sulfuric acid.

Công thức: H2SO4.

Ý nghĩa các kí hiệu cảnh báo: Độc hại; Gây ăn mòn mạnh; Gây nguy hiểm cho môi trường.

Câu 2: Trình bày cách lấy hóa chất rắn và hóa chất lỏng.

Trả lời:

- Cách lấy hóa chất rắn: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hóa chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hóa chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào các lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.

- Cách lấy hóa chất lỏng: Không được dùng tay trực tiếp lấy hóa chất. Lấy hóa chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên tránh để các giọt hóa chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.

Giới thiệu một số thiết bị và cách sử dụng

Hoạt động 1

Sử dụng thiết bị đo pH để xác định pH của các mẫu sau: a) nước máy; b) nước mưa; c) nước hồ/ ao; d) nước chanh; e) nước cam; g) nước vôi trong.

Trả lời:

Học sinh thực hành tại lớp học và ghi lại kết quả.

Kết quả tham khảo:

MẫupH
a) nước máy7,5
b) nước mưa6,5
c) nước hồ/ ao7,6
d) nước chanh2,4
e) nước cam3,5
g) nước vôi trong12

Hoạt động 2

Quan sát ampe kế, vôn kế trong Hình 1.6:

Hình 1.6

1. Chỉ ra các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.

2. Chỉ ra sự khác nhau giữa hai dụng cụ này.

Trả lời:

1. Các điểm đặc trưng của ampe kế và vôn kế.

- Các điểm đặc trưng của ampe kế:

  • Trên màn hình của ampe kế có chữ A hoặc mA.
  • Có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm.
  • Có nút điều chỉnh kim để có thể đưa ampe kế về chỉ số 0.

- Các điểm đặc trưng của vôn kế:

  • Trên màn hình của ampe kế có chữ V hoặc mV.
  • Có các chốt được ghi dấu (+) với chốt dương và dấu (–) với chốt âm.
  • Có nút điều chỉnh kim để có thể đưa vôn kế về chỉ số 0.

2. Sự khác nhau giữa hai dụng cụ ampe kế và vôn kế.

So sánh

Ampe kế

Vôn kế

Chức năng

Là dụng cụ đo cường độ dòng điện.

Là dụng cụ đo hiệu điện thế.

Cách mắc

Mắc nối tiếp với thiết bị điện: Cực (+) của ampe kế mắc với cực (+) của nguồn điện, cực (-) của ampe kế mắc với cực (+) của thiết bị điện, cực (-) của thiết bị điện mắc với cực (-) của nguồn điện.

Mắc song song với thiết bị điện để đo hiệu điện thế của thiết bị.

Mắc song song với nguồn điện để đo hiệu điện thế của nguồn.

Cụ thể: cực (+) của vôn kế nối với cực (+) của nguồn điện/thiết bị điện, cực (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn điện/thiết bị điện.

Điện trở

Ampe kế có điện trở không đáng kể.

Vôn kế có điện trở vô cùng lớn.

Liên kết tải về

pdf KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
doc KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK