Giải bài tập Tin học 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 52→54.
Giải bài tập SGK Tin học 6 bài 2 thuộc chủ đề D: Đạo đức pháp luật và văn hóa trong môi trường số giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về thông tin cá nhân và tập thể. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân.
Tin học 6 Bài 2: Sự an toàn và hợp pháp khi sử dụng thông tin
1. Thông tin cá nhân và tập thể
Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Giải thích lý do
1. Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ
2. Danh sách một lớp học (Gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì có thể gây ra hậu quả xấu
3. Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật
Trả lời:
1. Tên trường, tên lớp đang theo học; họ tên của phụ huynh; tên cơ quan nơi bố mẹ đang công tác là những thông tin các nhân, do vậy không nên dễ dàng tiết lộ cho người lạ
=> Đúng, bởi vì một khi bị tiết lộ ra thì sẽ bị mạo danh là người quen để bày những trò lừa đảo khác nhau
2. Danh sách một lớp học (Gồm có họ tên, ngày sinh, giới tính) là thông tin tập thể, nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì có thể gây ra hậu quả xấu
=> Đúng vì nếu tùy tiện công bố rộng rãi thì sẽ bị đánh cắp thông tin của nhiều người một lúc
3. Chỉ người lớn mới cần phải bảo vệ thông tin cá nhân, học sinh chưa đi làm nên không có thông tin gì cần bảo mật
=> Sai, cả người lớn và học sinh đều được cần bảo vệ thông tin vì chúng ta không biết sẽ có chuyện xấu gì xảy ra đối với thông tin của chúng ta khi bị lộ, chính vì thế, để được an toàn, nên bảo vệ thông tin của cả người lớn và trẻ em
2. Bảo vệ thông tin cá nhân
Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Giải thích lý do
1. Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu
2. Đăng nhập ở Hình 2 là an toàn
3, Khi làm việc trên máy tính của người khác, nếu màn hình hiển thị thông báo như hình 3 thì nên lựa chọn "không bao giờ"
Trả lời:
1. Nên tắt chế độ gõ tiếng Việt khi nhập mật khẩu.
=> Đúng vì tiếng Việt có dấu thế nên khi nhập mật khẩu dễ nhầm lẫn và gây rối, mất thời gian.
2. Đăng nhập ở Hình 2 là an toàn
=> Sai, vì người khác sẽ dễ dàng nhìn thấy mật khẩu và ăn cắp tài khoản của mình.
3, Khi làm việc trên máy tính của người khác, nếu màn hình hiển thì thông báo như hình 3 thì nên lựa chọn "không bao giờ"
=> Đúng, vì khi người khác dùng máy tính, thì máy tính sẽ chủ động vào luôn trình duyệt mà bạn đã lưu mật khẩu trước đó dẫn đến việc thông tin cá nhân bị lộ.
3. Chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp
Luyện tập
Bài 1: Mỗi hoạt động chia sẻ thông tin sau đây có an toàn và hợp pháp hay không?
1. Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email
2. Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc, với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email của Nam
Bài 2: Nên áp dụng những biện pháp nào sau đây để bảo vệ thông tin cá nhân?
1. Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một của sổ từ một trang web lại với yêu cầu điền thông tin cá nhân
2. Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
3. Thay đổi mật khẩu hằng ngày
4. Hạn chế đăng nhập ở các máy tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng
Trả lời:
Bài 1
1. Nam và Minh là bạn thân. Vì Minh cần gấp, Nam cho minh mượn dùng tài khoản mạng xã hội của mình bằng cách gửi mật khẩu đăng nhập cho Minh qua email
=> Hợp pháp vì Nam đã tự nguyện đưa mật khẩu cho Nam mà không bị ai ép buộc
2. Nam và Minh là bạn thân. Nam có em nhỏ bị lạc, với mong muốn giúp tìm được em của Nam, Minh tự ý đăng lên mạng xã hội tin nhắn tìm trẻ lạc, trong đó có ảnh em của Nam, địa chỉ nhà, số điện thoại và địa chỉ email của Nam
=> Không hợp pháp vì Minh chưa được sự cho phép của Nam nhưng đã tự ý đưa lên mạng xã hội, điều đó dẫn đến thông tin của Nam và em Nam bị lộ
Bài 2: Nên áp dụng những biện pháp dưới đây để bảo vệ thông tin cá nhân:
1. Cảnh giác khi đột nhiên xuất hiện một cửa sổ từ một trang web lại với yêu cầu điền thông tin cá nhân.
2. Không nên lưu lại mật khẩu trên trình duyệt web với mục đích lần sau dễ dàng đăng nhập.
4. Hạn chế đăng nhập ở các máy tính công cộng hay sử dụng Wifi công cộng.
Vận dụng
Em hãy kể tên hai trang báo điện tử bằng tiếng Việt cung cấp những thông tin đáng tin cậy
Trả lời:
Báo điện tử Dân trí, Báo điện tử Vn Express, Báo điện tử Zing.vn, Báo điện tử Vietnamnet...
Câu hỏi tự kiểm tra
Câu 1: Tên môn thể thao, tên bài hát và tên thú cưng mình yêu thích, thông tin dùng làm tên đăng nhập cho tài khoản email có phải là những thông tin cá nhân hay không?
Câu 2: Trong bản thông báo danh sách các em thiếu niên tham gia biểu diễn văn nghệ ở địa phương có họ tên phụ huynh, địa chỉ nhà. Theo em điều này có làm lộ thông tin cá nhân hay không?
Câu 3: Em có tán thành cách làm sau đây không:" Tìm một mật khẩu mạnh rồi dùng mật khẩu đó cho mọi tài khoản cá nhân của mình một cách lâu dài"?
Trả lời:
Bài 1. Không, nó không phải là thông tin cá nhân.
Bài 2: Không, vì địa phương muốn cập nhật thông tin cá nhân của các em thiếu niên để thuận lợi hơn trong việc quản lý các em khi xảy ra việc không may nào đó trong việc biểu diễn văn nghệ
Bài 3: Không tán thành, vì bất cứ mật khẩu mạnh đến cỡ nào cũng sẽ bị lấy mất, nếu mọi tài khoản cá nhân đều dùng một mật khẩu như nhau thì một khi tài khoản này bị lấy cắp thì những tài khoản sau cũng vậy.