Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Thực hành tiếng Việt trang 95, hướng dẫn cách soạn bài chi tiết.
Mời các bạn học sinh lớp 8 tham khảo để có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95
Câu 1. Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây:
a. Nói thật với ông: Chú em rể tôi vừa trúng chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm.
(Lưu Quang Vũ)
b. Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? (Nê-xin)
c. Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! (Nê-xin)
Gợi ý:
a. Tôi và chủ tịch huyện có mối quan hệ thân thiết, ý khoe khoang quan hệ với người có chức quyền.
b. Chê bai bác sĩ đã khám bệnh trước đó cho nhân vật trong câu.
c. Bệnh viện tư nhân không được uy tín như nhà nước.
Câu 2. Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngỏ con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?
b Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
Gợi ý:
a.
- “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.: Cái Tí sẽ không được ở nhà.
- “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”: Chị Dậu đã bán cái Tí cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài.
b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” rõ hơn vì chị Dậu muốn cho cái Tí biết nó sẽ đến ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Câu 3. Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải:
a - 3
b - 1
c - 4
d - 5
e - 2
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.
Gợi ý:
Kho tàng tục ngữ Việt Nam đã gửi gắm thật nhiều bài học giá trị, trong đó tôi thích nhất là câu: “Thương người như thể thương thân”. Trước hết, “thương người” là tình cảm yêu mến gắn liền với hành động quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” chính là trân trọng, yêu thương chính bản thân. Cách so sánh “thương người như thể thương thân” nhằm nhắn nhủ mỗi con người hãy biết yêu thương những người xung quanh giống như yêu chính bản thân. Mỗi người sinh ra đều có quyền được mọi người xung quanh yêu thương, tôn trọng. Không chỉ vậy, tình yêu thương giữa con người sẽ luôn đem đến những điều tốt đẹp xóa đi mọi khoảng cách, giúp xã hội trở nên văn minh hơn. Bài học được gửi gắm qua câu tục ngữ là mỗi người cần có tấm lòng yêu thương, biết chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, vẫn còn nhiều người sống vô cảm, ích kỉ. Họ thờ ơ khi thấy người đang gặp khó khăn. Đó là những hành động cần lên án, tránh xa. Tóm lại, câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” tuy ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa.