Trang chủ Học tập Lớp 7 Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

Soạn văn 7 trang 75 Chân trời sáng tạo - Tập 1

Soạn bài Ôn tập trang 75 - Chân trời sáng tạo 7

Ngữ văn lớp 7 trang 75 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Hiện nay, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà để có thể tiếp thu kiến thức của môn Ngữ văn lớp 7 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả.

Soạn bài Ôn tập trang 75
Soạn bài Ôn tập trang 75

Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập trang 75, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn bài Ôn tập (trang 75)

Câu 1. Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

  • Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài…
  • Trình bày lí lẽ, bằng chứng thuyết phục cho người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm cần bàn luận.
  • Các lí lẽ, bằng chứng cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 2. Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và nội dung chính của các văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học trong bài dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Trí tuệ của em bé thông minh qua ba thử thách: kiến nhỏ 1: Thử thách tư duy và sử dụng từ ngữ; Sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian; Vị thế của trí tuệ dân gian.

Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình: Khẳng định vẻ đẹp của hoa sen; Miêu tả vẻ đẹp cụ thể từng bộ phận; Nhấn mạnh lại vẻ đẹp của từng bộ phận, chuyển ý.

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”: Chi tiết chiếc lá cuối cùng; Kết thúc bất ngờ của truyện.

Lí lẽ và bằng chứng

- Lí lẽ 1: Tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ; Bằng chứng 1: “Trước câu hỏi khó... có câu trả lời”.

- Lí lẽ 2: “Hai câu hỏi thử thách… giải pháp hợp lí”; Bằng chứng 2: “Nhờ nhanh trí...khiến vua bái phục.”

- Lí lẽ 3: “Người kể chuyện đã nâng nhân vật… truyện dân gian”; Bằng chứng 3: “Để tôn vinh trí tuệ… thời gian suy nghĩ”.

- Lí lẽ 1: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”; Bằng chứng: “Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định… trở thành tương đối và có tính thuyết phục”

- Lí lẽ 2: “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng”; Bằng chứng: “Từ “lá xanh”… bông hoa sen mới nở”.

- Lí lẽ 3: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”; Bằng chứng: “Bài ca dao đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự… vẫn chảy thông, chạy mạnh”

- Lí lẽ 4: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”; Bằng chứng: “Và thế là “sen” hóa thành người… giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch”

Lí lẽ: Mang những thông điệp sâu sắc; Bằng chứng: Tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần đáng trách là Giôn-xi được hồi sinh.

Lí lẽ: Ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo; Bằng chứng: Đến cuối truyện, Xiu mới kể cho Giôn-xi nghe về cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác Chiếc lá cuối cùng.

Mục đích viết

Đề cao trí tuệ dân gian.

Vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao.

Chứng minh Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn hấp dẫn.

Nội dung chính

Khẳng định truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ dân gian qua bốn lần thử thách.

Khẳng định giá trị của bài ca dao “Trong đầm…” với ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Khẳng định giá trị của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Câu 3. Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý điều gì?

  • Giới thiệu nhân vật cần phân tích.
  • Phân tích về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.
  • Đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

Câu 4. Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm?

  • Các bước gồm có: Chuẩn bị; Thảo luận, Thực hành nói.
  • Thái độ nghiêm túc, cách trình bày khoa học, ngắn gọn.

Câu 5. Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.

  • quốc gia: đất nước
  • nhân loại: con người
  • phóng đại: làm cho lớn lên
  • vô lí: không có lí, không hợp lẽ phải
  • ngoại bang: nước ngoài
  • họa sĩ: người vẽ tranh
  • bất hạnh: không may, gặp phải việc không tốt.
  • nhi đồng: trẻ em
  • sinh thành: đẻ ra, nuôi lớn
  • thi sĩ: nhà thơ

Câu 6. Hãy ghi lại ý kiến của bản thân và tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở).

Từ đó, em hãy trả lời câu hỏi: Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa gì với chúng ta?

Gợi ý:

- Tác phẩm văn học: Dế Mèn phiêu lưu kí

  • Ý kiến của tôi: Dế Mèn là một nhân vật kiêu căng, ngạo mạn.
  • Ý kiến khác 1: Dế Mèn tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người.
  • Ý kiến khác 2: Ban đầu, Dế Mèn vốn kiêu căng, ngạo mạn. Nhưng sau bài học đường đời đầu tiên, nhân vật này đã trở nên tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người

- Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học sẽ giúp cho người đọc cảm nhận được văn bản một cách rõ ràng, sâu sắc hơn.

Liên kết tải về

pdf Soạn bài Ôn tập trang 75 - Chân trời sáng tạo 7
doc Soạn bài Ôn tập trang 75 - Chân trời sáng tạo 7 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK