Trang chủ Học tập Lớp 11 Soạn văn 11 Cánh Diều

Soạn văn 11 Thực hành tiếng Việt trang 24 Cánh diều

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Cánh diều

Ngữ văn lớp 11 trang 24 sách Cánh diều tập 1

Download.vn muốn giới thiệu bài Soạn văn 11: Thực hành tiếng Việt trang 24, cung cấp những kiến thức hữu ích.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tha khảo để chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nội dung chi tiết ngay sau đây.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24

Câu 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy.

a.

Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng
Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại
Chim nhạn dưới thấp bay quanh như anh quay đi, anh quay đi

b.

Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng
Đừng bỏ em giữa dòng sống thác trào dâng!

c.

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi giả bụa về già.

Gợi ý:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cả ba đoạn trích là điệp ngữ:

a. “anh quay lại”

b. “đừng bỏ em”

c. “không lấy được nhau”, “ta sẽ lấy nhau”

- Tác dụng: Góp phần diễn tả rõ nét hơn tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 2. Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây.

a.

Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cảnh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

(Nguyễn Đình Thi)

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

(Vũ Bằng)

b.

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương.
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

(Trương Quốc Khánh)

d. Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khổ hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phủ Cửu Trùng Đài.

(Nguyễn Huy Tưởng)

Gợi ý:

a.

  • Biện pháp tu từ: “của chúng ta” , “những”
  • Tác dụng: Nhấn mạnh về chủ quyền lãnh thổ của đất nước, thể hiện niềm tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên và góp phần tạo nhịp thơ dồn dập, gấp gáp.

b.

  • Biện pháp tu từ: “mùa xuân của tôi”, “có…”
  • Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm của nhân vật “tôi” với mùa xuân, những nét đẹp của mùa xuân.

c.

  • Biện pháp tu từ: “Nếu là…”, “tôi sẽ là…”
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào mong ước chân thành, tha thiết của tác giả muốn cống hiến cho cuộc đời.

d.

  • Biện pháp tu từ: “vì ông”
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào đối tượng là nguyên nhân của mọi tội ác.

Câu 3. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc.

Liên kết tải về

pdf Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Cánh diều
doc Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 24 Cánh diều 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK