Nguyễn Bính là một nhà thơ, với các tác phẩm mang đậm phong vị dân gian, đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Chân quê là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Chân quê, mời các bạn học sinh tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Chân quê
Câu 1. Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ nào?
- Nhân vật “tôi” đã thể hiện những tình cảm, cảm xúc trong bài thơ: tiếc nuối, hụt hẫng trước sự thay đổi của người con gái mình yêu.
- Những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ thể hiện:
- Hình ảnh, từ ngữ như khăn nhung quần lĩnh rộn ràng, áo cài khuy bấm nói về sự thay đổi của “em”; cái yếm lụa sồi, cái dây lưng đũi, cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen để nói về sự chân chất, giản dị ngày trước; bộc lộ cảm xúc qua “em làm khổ tôi”, “van em em hãy giữ nguyên quê mùa”
- Biện pháp tu từ: liệt kê (khăn nhung, quần lĩnh, áo cài, khuy bấm, yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen) ; điệp cấu trúc “nào đâu… cái”.
Câu 2. Hình ảnh “em” hiện lên như thế nào trong cảm nhận của nhân vật “tôi”?
- Trước kia: “em” mang vẻ chân quê đầy giản dị, mộc mạc và dịu dàng với yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen. Hình ảnh đó làm cho “anh” xao xuyến, yêu thương.
- Bây giờ: “em” đã thay đổi từ khi đi tỉnh về, không còn là cô gái chân quê mà bị ảnh hưởng bởi chốn thị thành với “khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm”. Điều đó làm “anh” hụt hẫng, làm cho “anh” phải van xin “em” hãy trở lại như xưa.
Câu 3. Tác giả mong muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Thông điệp: Mỗi người hãy biết trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp chân quê và đừng theo đuổi những thứ hào nhoáng, phù phiếm bên ngoài mà phải chú trọng đến vẻ đẹp bên trong.