Soạn Tiếng Việt 3: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, luyện tập, góc sáng tạo của bài đọc 2 Bài 18: Bạn bè bốn phương - Chủ đề Ngôi nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều trang 99, 100, 102.
Qua đó, còn giúp các em thực hành giao lưu, tự giới thiệu, hát, múa và đặt câu hỏi cho đội bạn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
Đọc hiểu
Câu 1: Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh nước nào?
Trả lời:
Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh nước Lúc-xăm-bua.
Câu 2: Những điều gì khiến cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú?
Trả lời:
Những điều khiến cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú là:
- Tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt.
- Các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt.
- Các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ-rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,…
- Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt : “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”
Câu 3: Hình ảnh ở đoạn cuối bài nói lên điều gì? Chọn ý em thích:
a) Các bạn học sinh rất hiếu khách.
b) Các bạn học sinh rất yêu mến Việt Nam.
c) Đoàn cán bộ Việt Nam nhớ mãi tình cảm của học sinh nước bạn.
Trả lời:
Hình ảnh ở đoạn cuối bài nói lên là:
b) Các bạn học sinh rất yêu mến Việt Nam.
Câu 4: Em có nhận xét gì về các bạn học sinh trong bài đọc này?
Trả lời:
Các bạn học sinh trong bài đọc rất thân thiện, hiếu khách và yêu mến Việt Nam.
Luyện tập
Câu 1: Tên riêng Lúc-xăm-bua được viết như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.
b) Viết hoa chữ cái đầu tiên, không đặt gạch nối giữa các tiếng.
c) Viết hoa chữ cái đầu tiên của tất cả các tiếng trong tên.
Trả lời:
Tên riêng Lúc-xăm-bua được:
a) Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.
Câu 2: Viết lại tên riêng của các bạn học sinh Lúc-xăm-bua trong bài đọc.
Trả lời:
Tên riêng của các bạn học sinh trong bài là: Mô-ni-ca, Giét-xi-ca.
Soạn bài phần Viết: Nhớ viết Cu-ba tươi đẹp
Câu 1: Nhớ - viết: Cu-ba tươi đẹp (2 khổ thơ đầu)
Câu 2: Chọn vần phù hợp với ô trống:
a) Vần ay hay ây?
b) Vần ay hay ai?
Trả lời:
a)
Những chùm hoa bối rối
Một mùi hương thơm nồng
Đàn chào mào trẩy hội
Rạng ngày đã sang sông.
Ai cũng bảo ngày dài
Mà vẫn lo dậy sớm
Chỉ có ông Mặt Trời
Cứ đủng đà đủng đỉnh.
NGUYỄN THANH TOÀN
b)
Ngày cháu còn thấp bé
Cánh cửa có hai then
Cháu chỉ cài then dưới
Nhờ bà cài then trên.
Mỗi năm cháu lớn lên
Bà lưng còng cắm cúi
Cháu cài được then trên
Bà chỉ cài then dưới.
Nay cháu về nhà mới
Bao cánh cửa – ô trời
Mỗi lần tay đẩy cửa
Lại nhớ bà khôn nguôi.
ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN
Câu 3: Em chọn vần nào?
a) Vần ay hay ây?
b) Vân ay hay ai?
Trả lời:
a) nước chảy, trẩy cau, bẩy hòn đá lên, số bảy
b) ngày mai, may áo, hôm nay, con nai
Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Thực hành giao lưu
Câu 1: Hoạt động nhóm:
- Mỗi nhóm (6 – 7 học sinh) chia làm 2 đội: đội Lúc-xăm-bua và đội Việt Nam.
- Các đội tự giới thiệu, hát, múa và đặt câu hỏi cho đội bạn.
- Kết thúc giao lưu, hai đội chào tạm biệt.
Trả lời:
- Em thực hành theo hướng dẫn.
- Chia nhóm và đọc lại lời thoại trong bài
Câu 2: Các nhóm thi giao lưu trước lớp.
Một số hình ảnh Việt Nam.
Trả lời:
Các nhóm thực hành giao lưu.