Soạn bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng sách Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, luyện tập của trang 98, 99, 100, 101 SGK Tiếng Việt 3 tập 2.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 22: Sự tích ông Đùng, bà Đùng- Tuần 30, chủ đề Đất nước ngàn năm để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Sự tích ông Đùng, bà Đùng Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc: Sự tích ông Đùng, bà Đùng
Khởi động
Quan sát tranh minh họa, cho biết hai người trong tranh đang làm gì.
Trả lời:
Hai người trong tranh đang bê núi, đồi, dời non lấp bể.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình.
Trả lời:
Ông bà Đùng đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất.
Câu 2: Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.
Trả lời:
Ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.
Ông bà làm một con đường dẫn nước đi, tránh để nước tràn lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm.
Câu 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?
Trả lời:
Theo con đường ông bờ Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đổi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay.
Câu 4: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?
Trả lời:
Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp: Thương người, luôn lo nghĩ cho nhân dân, tấm lòng lương thiện và tốt bụng, cần cù, chăm chỉ, không ngại khó khăn.
Câu 5: Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?
Trả lời:
Câu chuyện đã giải thích vì sao sông Đà ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.
Soạn bài phần Viết: Ôn chữ viết hoa Y
Câu 1: Viết tên riêng: Nam Yết
Câu 2: Viết câu: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Soạn bài phần Luyện tập
Luyện từ và câu
Câu 1: Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây dùng để làm gì?
Trả lời:
Đánh dấu phần trích dẫn lời người khác: a
Đánh dấu lời đối thoại của nhân vật: b
Câu 2: Chọn dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang thay cho ô vuông.
a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
...Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
...Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: ...Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.....
(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)
Trả lời:
a. Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
(Theo Nguyễn Huy Tưởng)
b. Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng, danh tướng đời Trần, chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”.
(Theo Tiếng Việt 3, tập hai, 2006)
Câu 3: Tìm thêm 1 – 2 ví dụ có sử dụng dấu ngoặc kép trong các bài em đã học (ví dụ: Học nghề; A lô, tớ đây; Sự tích ông Đùng, bà Đùng,...).
Trả lời:
- Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thóc, trăm bq mươi ghềnh” như bây giờ.
- “Bố mẹ cho phép tớ gọi điện cho bạn bè đấy. Đi học về tớ sẽ gọi cậu nhé!”
- “Cả thế giới nghe thấy hai con nói chuyện đấy.”.
Luyện viết đoạn
Câu 1: Trao đổi cùng bạn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã học, đã nghe
Gợi ý:
a. Tên nhân vật là gì?
b. Nhân vật trong truyện nào?
c. Em thích những điều gì ở nhân vật?
d. Nêu lí do yêu thích.
Trả lời:
a. Tên nhân vật là ông Đùng, bà Đùng
b. Nhân vật trong truyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng.
c. Em thích tính cách của nhân vật.
d. Em yêu thích ông Đùng, bà Đùng vì những việc ông bà đã làm.
Câu 2: Viết 2 – 3 câu nêu lí do em yêu thích nhân vật.
Trả lời:
Em rất yêu thích nhân vật ông Đùng, bà Đùng vì hai ông bà đã giúp đỡ người dân rời núi, tạo sông, tạo nên vùng đồng bằng và con sông Đà. Hai ông bà có những đức tính vô cùng tốt đẹp: thương người, tốt bụng, cần mẫn,... Từ ông bà, em cảm thấy mình cần rèn luyện và trau dồi đạo đức thật tốt để giúp ích cho đời.