Soạn Tiếng Việt 3 Bài 4: Cảnh làng Dạ - Tuần 29 giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi khám phá, luyện tập, vận dụng của Bài 4 chủ đề Quê hương tươi đẹp SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 89, 90, 91.
Qua đó, còn giúp các em kể chuyện Nắng phương Nam thật hay. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Cảnh làng Dạ Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 4: Cảnh làng Dạ
Chia sẻ về những điều em thấy trong bức tranh của bài đọc.
Trả lời:
Mây trên sườn núi trườn xuống.
Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.
Con suối lớn ồ ạt, quanh co, thu mình lại phô những sỏi cuội nhẵn nhụi, sạch sẽ.
Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mọi như cói đuôi én.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 4: Cảnh làng Dạ
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Trong đoạn văn thứ hai, điều gì báo hiệu mùa đông đã về?
Trả lời:
Trong đoạn văn thứ hai, điều báo hiệu mùa đông đã về là:
Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng.
Câu 2: Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến?
Trả lời:
Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên.
Câu 3: Mỗi sự vật sau được tả bằng những từ ngữ nào?
Trả lời:
Mỗi sự vật trên được tả bằng những từ ngữ:
- Mái lá chít: bạc trắng
- Hoa cải hương: vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.
- Ngọn cơi:Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
Câu 4: Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?
Trả lời:
Tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ vì những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mọi như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì gió lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.
Câu 5: Nói về sự thay đổi của cảnh vật nơi em ở vào một mùa trong năm.
Trả lời:
Đông về, nằm trong chăn nghe gió rít bên ngoài, không có ai muốn ra khỏi giường. Ở ngoài trời, cơn mưa phùn lất phất, những hạt mưa không to như mưa rào mùa hạ, nhưng kéo dài. Đường phố được phủ một màu xám của trời ngày đông. Những cơn mưa phùn làm cho đường phố ướt nhẹp.
Câu 6: Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh:
a. Những đám mây ...
b. Dòng suối ...
c. Hàng cây ...
Trả lời:
a. Những đám mây trắng bay nhè nhè như cánh én chở ánh nắng mùa xuân về
b. Dòng suối trong như mặt gương có thể soi được cảnh vật thiên nhiên xung quanh
c. Hàng cây xanh ngắt như chàng dũng sĩ bên vệ đường
Đọc - kể Nắng phương Nam
Câu 1: Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh:
Trả lời:
Tranh 1: Vào một ngày giáp Tết, Uyên và các bạn rủ nhau đi chơi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Họ đang ríu rít trò chuyện thì có tiếng gọi: "Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy?" làm cả bọn đứng sững lại nhìn ra ngơ ngác.
Tranh 2: Họ chợt nhận ra người gọi đó là Phương. Uyên cho Phương biết mọi người đang đi tìm một món quà để gửi ra cho Vân ở Hà Nội. Vân là một người bạn mà cả nhóm mới quen ở trại hè Nha Trang.
Tranh 3: Phương nói "Tết ngoài Hà Nội chắc vui lắm ?". Uyên nói: "Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn", rồi Uyên lấy thư của Vân ra đọc cho Phương nghe. Nghe Uyên đọc thư xong, các bạn ước gửi được cho Vân một ít nắng phương Nam.
Tranh 4: Phương chợt nghĩ ra một sáng kiến sẽ tặng cho Vân một vật mà ngoài Bắc không có, đó là một cành mai. Mọi người cùng reo lên và quay lại chợ hoa, nơi một rừng hoa mai vàng thắm tươi đang rung rinh trước nắng.
Câu 2: Phân vai, kể lại toàn bộ câu chuyện
Trả lời:
HS tự phân vai
Viết sáng tạo
Câu 1: Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
Trả lời:
- Quê hương/nơi tớ sinh sống ở Hà Nội
- Tớ yêu nhất là Hồ Gươm
- Cảnh đẹp đó có gì đáng nhớ: màu xanh của nước làm tớ ấn tượng
- Tình cảm của tớ với Hồ Gươm: Tớ luôn mong những tối cuối tuần để được ngắm cảnh, ngắm dòng người và chơi nhiều trò chơi vui thú.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
Trả lời:
Trên mảnh đất chữ S thân thương của chúng ta có biết bao phong cảnh tươi đẹp. Em thích nhất là Hồ Gươm xanh xanh giữa lòng Hà Nội. Màu xanh ấy là xanh ngọc óng ánh của lá, xanh thẳm của mây trời và đặc biệt là xanh lục sóng sánh của làn nước. Mỗi khi những chị gió nhẹ lướt qua, làn nước lại lăn tăn gợn sóng. Xung quanh, những hàng cây xà cừ, sấu, si,… cổ thụ như những vệ sĩ canh giữ lòng hồ. Đêm đêm, Hồ Gươm lấp lánh ánh đèn với Tháp Bút, với đền Ngọc Sơn, với cầu Thê Húc. Ai ai cũng nô nức kéo đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp riêng biệt của hồ. Em luôn mong những tối cuối tuần để được ngắm cảnh, ngắm dòng người và chơi nhiều trò chơi vui thú.
Câu 3: Hoàn chỉnh, trang trí và trưng bày bài viết của em.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 4: Cảnh làng Dạ
Nói lời mời bạn về thăm quê hương hoặc nơi em ở.
Trả lời:
Tớ sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nhỏ của tỉnh Thái Bình. Ở đây có con sông Thái Bính chảy qua đem đến vô tận những phù sa. Nhờ vậy, mà ruộng lúa ở quê tớ luôn xanh tốt, tạo nên những tấm thảm lúa xanh tươi mỏi cánh cò bay. Người dân quê tớ ai cũng chất phác, thật thà và mến khách. Vậy nên tớ rất mong mùa hè tới cậu có thể về quê tớ để thăm những cánh đồng lúa mênh mông và cùng tớ thả diều trên cánh đồng mỗi buổi chiều. Cậu hãy về quê tớ chơi nhé!