Soạn bài Giọt sương giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 54, 55, 56, 57.
Qua đó, giúp các em viết hoa Y, X, mở rộng vốn từ Thiên nhiên. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Giọt sương - Tuần 25 của Bài 1 chủ đề Thiên nhiên kì thú theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Giọt sương Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 1: Giọt sương
Trao đổi với bạn những điều em biết về:
Trả lời:
- Buổi sáng, những giọt sương nhỏ đọng lại trên những lá cây mang lại cảm giác tươi mới và trong lành.
- Bình minh lên, những tia nắng đầu tiên thức dậy và chiếu qua ô cửa sổ nhà tớ. Nắng nhảy nhót xung quanh, lấp lánh.
- Trên cành cây, trước nhà tớ, mỗi buổi sáng đều có một chú chim vành khuyên bay đến, đậu trên cây và hót líu lo như bản nhạc buổi sớm mai.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 1: Giọt sương
Đọc và trả lời câu hỏi
Giọt sương
1. Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Nó đã ngủ ở đó suốt đêm. Đến sáng, những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh, nhưng nó vẫn nằm im, lấp lánh.
Giọt sương trong vắt. Trong đến nỗi soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững. Nó biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
2. “Tờ-rích, tờ-rích". Một chị vành khuyến bay đến, đậu trên hàng rào. Mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt lăn xuống đất.
Giọt sương vội thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc!
Nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, chị vành khuyên hiểu được khát vọng của nó. Chị cúi xuống, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.
3. Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của vành khuyên.
Theo Trần Đức Tiến
(:)
• Lững thững: gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.
• Tồn tại: còn lại, chưa mất đi.
• Tinh khiết: rất sạch, không lẫn tạp chất.
• Nhã ý: ý tốt, thể hiện sự quan tâm, quý mến.
• Vĩnh viễn: tồn tại mãi mãi.
Câu 1: Giọt sương được tả như thế nào khi những tia nắng ban mai nhảy nhót quanh nó?
Trả lời:
Những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh, nhưng nó vẫn nằm im, lấp lánh.
Câu 2: Tìm những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương.
Trả lời:
Những hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của giọt sương:
Nó vẫn nằm im, lấp lánh.
Giọt sương trong vắt. Trong đến nỗi soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững.
Câu 3: Tìm từ ngữ miêu tả việc làm của chị vành khuyên sau khi hiểu được khát vọng của giọt sương.
Trả lời:
Chị cúi xuống, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.
Câu 4: Người ta thấy những gì trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên?
Trả lời:
Người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...
Câu 5: Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhân vật giọt sương trong bài. Vì giọt sương hiểu được nếu mặt trời lên cao thì mình sẽ tan biến, nó không muốn tan biến đi một cách vô nghĩa mà muốn gửi vẻ đẹp tinh khiết của mình vào thiên nhiên mãi và giọt sương đã nhờ chim vành khuyên làm điều đó, nhờ có vành khuyên mà giọt sương long lanh ấy luôn tồn tại mãi trong lòng mọi người.
Câu 6: Đọc một bài thơ về cây cối hoặc con vật:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thích.
b. Nói 2 - 3 câu về đặc điểm, hoạt động của cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài thơ.
Trả lời:
a. Em có thể tham khảo bài thơ sau:
Cây bàng
Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét!
Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát!
A bàng tốt lắm
Bàng che cho em
Nhưng ai che bàng
Cho bàng khỏi nắng!
Theo Xuân Quỳnh
- Tên bài thơ: cây bàng
- Tác giả: Xuân Quỳnh
- Tên cây cối: cây bàng, che nắng, làm bóng mát
- Hình ảnh so sánh: Tán lá xoè ra như cái ô tô
b. Bài tham khảo: Tên bài thơ mà tớ đã đọc là bài “Cây bàng” của tác giả Xuân Quỳnh. Bài thơ viết về cây bàng, cây bàng tốt bụng luôn luôn tỏa bóng mát che nắng cho mọi người. Nhưng ngược lại, chẳng ai có thể che nắng cho bàng cả. Trong bài thơ có hình ảnh so sánh là tán lá xoè ra như cái ô tô để mang bóng mát trong những ngày hè oi ả.
Viết: Ôn chữ hoa Y, X
Câu 1: Viết từ: Ý Yên
Câu 2: Viết câu:
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ rào rạt lúa ngô non.
Tố Hữu
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Thiên nhiên
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Trả lời:
a. Những sự vật có sẵn trong thiên nhiên: bầu trời, biển cả, mưa nắng, muôn thú, mặt đất, sông suối, chim chóc
b. Những sự vật do con người tạo ra: nhà cửa, đường sá, xe cộ
Câu 2: Chọn từ ngữ chỉ đặc điểm ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ chỉ sự vật ở thẻ màu hồng:
Trả lời:
- Mây trời - bồng bềnh
- Đồi núi - trập trùng
- Ánh nắng - chói chang
- Dòng sông - trong vắt
- Đất đai - màu mỡ
Câu 3: Đặt 1 - 2 câu nói về vẻ đẹp của:
a. Bầu trời
b. Núi rừng
c. Chim chóc
Trả lời:
a. Bầu trời:
- Bầu trời hôm nay thật đẹp với những đám mây trôi bồng bềnh.
- Bầu trời trong xanh và cao vời vợi.
b. Núi rừng
- Núi rừng trập trùng và bát ngát.
- Núi rừng xanh thẳm một màu xanh hùng vĩ.
c. Chim chóc:
- Trong vườn, chim chóc hót líu lo.
- Chim chóc reo vang giọng hót của mình để gọi mùa xuân về.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 1: Giọt sương
Câu 1: Thi đọc các bài vè, đồng dao về thiên nhiên.
Câu 2: Nói 1 - 2 câu nêu cảm nghĩ của em về bài vừa đọc.