Soạn bài Chợ nổi Cà Mau sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về so sánh, từ chỉ đặc điểm, chính tả Trên hồ Ba Bể, phân biệt l/n, c/t, trao đổi Em đọc sách báo trang 10, 11, 12, 13 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 3: Chợ nổi Cà Mau - Bài 11: Cảnh đẹp non sông của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Chợ nổi Cà Mau sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Chợ nổi Cà Mau
Đọc hiểu
Câu 1: Chợ nổi Cà Mau họp lúc nào, ở đâu?
Gợi ý trả lời:
Chợ nổi họp vào lúc bình minh, ở trên sông.
Câu 2: Chợ nổi có gì khác lạ so với chợ trên đất liền?
Gợi ý trả lời:
Chợ nổi khác với chợ trên đất liền là: chợ nổi chủ yếu bán rau, bán trái cây miệt vườn, hàng hóa được đặt trên ghe, trên sông.
Câu 3: Tìm những hình ảnh diễn tả cảnh sinh hoạt tấp nập của chợ nổi.
Gợi ý trả lời:
Những hình ảnh diễn tả cảnh sinh hoạt tấp nập của chợ nổi là: Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.
Câu 4: Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác gì?
Gợi ý trả lời:
Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác như gặp được những khu vườn, rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê hương tác giả.
Luyện tập
Câu 1: Tác giả đã so sánh những nhánh cây treo rau, trái trên thuyền với sự vật nào?
Sự vật 1 | Từ so sánh | Sự vật 2 |
Những nhánh cây treo rau, trái |
Gợi ý trả lời:
Sự vật 1 | Từ so sánh | Sự vật 2 |
Những nhánh cây treo rau, trái | là | tiếng mời chào không lời |
Câu 2: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để diễn tả sự phong phú, hấp dẫn của rau, trái được bày bán ở chợ nổi Cà Mau?
Gợi ý trả lời:
Những từ ngữ diễn tả sự phong phú, hấp dẫn của rau, trái được bày bán ở chợ nổi Cà Mau là: màu đỏ au au của chùm chôm chôm; vàng ươm của khóm, xoài; xanh riết của cóc, ổi; tím của cà,...
Soạn bài phần Viết: Trên hồ Ba Bể
Câu 1: Nhớ – viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu)
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
Câu 2: Tìm đường:
a) Em chọn chữ (l hay n) phù hợp với ô trống. Giúp rùa con tìm đường về hang, biết rằng đường về hàng của rùa được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ l.
b) Em chọn chữ (c hay t) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Nam tìm đường về làng quê, biết rằng đường về làng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ c đứng cuối.
Gợi ý trả lời:
a) Các tiếng bắt đầu bằng chữ l là: lo lắng, đồng lúa, lội suối, khoai lang.
b) Các tiếng có chữ c đứng cuối là: nước mưa, rước đèn, ước mong, được mùa.
Câu 3: Tìm các tiếng:
a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:
- Trái ngược với chặt (chặt chẽ).
- Đồ dùng, thường bằng lá, để đội đầu, che mưa nắng.
- Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn.
b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:
- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét.
- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...).
- Làm chín thức ăn trong nước sôi.
Gợi ý trả lời:
a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:
- Trái ngược với chặt (chặt chẽ): lỏng.
- Đồ dùng, thường bằng lá, để đội đầu, che mưa nắng: nón.
- Đồ dùng bằng đất hoặc kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn: nồi.
b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:
- Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét: buốt.
- Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,...): thuốc.
- Làm chín thức ăn trong nước sôi: luộc.
Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về cảnh đẹp quê hương, đất nước mà em đã đọc ở nhà.
Mẫu:
Sông quê
Gió chiều ru hiền hòa Ngày hai buổi đi về | Và câu hò mênh mông Hỡi dòng sông thương yêu NGUYỄN LIÊN CHÂU |
Gợi ý trả lời:
Em có thể tham khảo, tìm đọc các bài như: Quê hương, Những tảng đá chạm mây,...
Câu 2: Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
Gợi ý:
- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó? Vì sao?
- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Gợi ý trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.